Những điều nên làm để trở thành một người cha tuyệt vời

Làm sao để hiểu được con, định hướng và giáo dục con đúng cách, để trở thành một người cha tuyệt vời,… là điều ông bố nào cũng mong mỏi.

1. Hiểu con và hiểu bản thân mình

Con lớn lên và thay đổi liên tục, rất nhanh. Những vấn đề mà bạn đang quan sát được ở con, có khi chỉ là những biểu hiện phát triển bình thường trong giai đoạn phát triển ứng với lứa tuổi đó. Bạn hãy chủ động tìm hiểu thêm các đặc điểm phát triển bình thường của con theo lứa tuổi, từ đó bạn sẽ hiểu con hơn và linh hoạt tìm ra được cách tiếp cận cũng như giáo dục con hiệu quả.

Nhìn chung, ngoài những nhu cầu sinh lý, các con còn cần các nhu cầu tâm lý – xã hội để làm nền tảng cho sự phát triển của mình. Bạn nên chú ý đến thái độ, hành vi của mình để con có thể cảm nhận được sự an toàn, cảm thấy được yêu thương, cảm giác được sự thấu hiểu và đồng cảm, cho con cảm thấy được sự tôn trọng, và đem lại cho con niềm tin về giá trị riêng của bản thân mình.

Hiểu con và hiểu bản thân mình

2. Trân trọng mẹ của con

Tình cảm của bạn có thể phai nhòa hay được củng cố tùy từng thời điểm và giai đoạn hôn nhân, nhưng sự tôn trọng đối với người vợ của mình, là mẹ của các con thì nhất định cần được giữ vững. Vì khi được sinh ra và dạy dỗ trong một môi trường của sự thấu hiểu và tôn trọng, các con lớn lên sẽ trở thành những người cũng thấu hiểu, biết sẻ chia và trân trọng người khác giống như vậy.

Nếu hai người đã kết hôn, hãy giữ cho cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Nếu cả hai không còn sống bên nhau, bố vẫn nên quan tâm và giúp đỡ mẹ khi cần thiết.

Trân trọng mẹ của con

3. Chào hỏi con thật âu yếm

Trước khi đi làm, đi chơi, tan làm về… bạn nên dành vài phút để ôm hôn, âu yếm chào hỏi con. Những cử chỉ âu yếm, ôm hôn khi trở về nhà sẽ khiến bé ngập tràn niềm vui. Những hành động, câu hỏi han: “Hôm nay con thế nào?”, “Hôm nay con ăn ngoan chứ?” sẽ thể hiện sự yêu thương, quan tâm của bạn đến con và con sẽ có

4. Kể cho con những câu chuyện về cuộc sống của bạn

Khi con lớn hơn bạn có thể bắt đầu kể chuyện về thời thơ ấu của mình để con có thể gần gũi hơn với bạn. Nếu kể những câu chuyện vui, hãy tập hợp tất cả hình ảnh sinh động và vui vẻ. Nếu bạn hoặc cha của bạn đều phục vụ trong quân đội, hãy kể cho con biết điều này. Hãy kể cho con biết, những gì con cần làm để bảo vệ độc lập, tự do. Hãy chia sẻ cuộc sống của bạn với con, cho con xem những bức ảnh nếu có thể. Hãy kể thành những câu chuyện ngắn và con bạn chắc chắn sẽ muốn nghe nữa.

Kể cho con những câu chuyện về cuộc sống của bạn

5. Dành cho con nhiều thời gian nhất có thể

Nếu bố quá bận rộn, các con sẽ cảm thấy mình không được quan tâm và yêu thương. Dành thời gian cho con cái đồng nghĩa với việc các ông bố sẽ phải hy sinh một vài điều khác, nhưng đó là việc tối cần thiết để khiến trẻ yêu thương và hiểu những gì là quan trọng với bố. Nếu có thể, bố hãy tự tạo cơ hội để tạo sự gắn kết với con hơn nữa, bằng cách chia sẻ vài điều thú vị trong cuộc sống của mình với con, kể con nghe những câu chuyện khiến con thích thú, dù đó có là chuyện bạn tự nghĩa ra đi chăng nữa, miễn là chúng có thể tạo được tiếng cười và kỷ niệm với con.

Dành cho con nhiều thời gian nhất có thể

6. Dạy con cách làm việc

Không chỉ dạy con cách làm việc mà bạn còn cần chỉ cho con cách hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Hãy để chúng đi bên cạnh bạn khi bạn giải thích thế nào là một công việc đã được thực hiện tốt. Nhưng khi bé mắc lỗi sai hoặc thực hiện không thành công bạn nên chỉ ra con sai ở đâu chứ không nên chửi mắng hay đánh con làm con sợ hãi. Bạn nên yêu thương nhưng không nuông chiều con. Cuộc sống đầy rẫy những công việc phải làm. Một đứa trẻ biết học cách làm việc sớm hơn, nó sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn.

Không chỉ dạy con cách làm việc mà bạn còn cần chỉ cho con cách hoàn thành công việc dễ dàng hơn

7. Dạy con theo nguyên tắc nguyên nhân – kết quả

Khi con ở giai đoạn từ một đến ba tuổi, con đã có khả năng thấy nguyên nhân và kết quả của những sự việc tương đối đơn giản. Bạn hãy tận dụng nhiều nhất có thể, lý giải cho con những việc xảy ra (quả) là do những nguyên nhân (nhân) gì đã gây nên, và tương tự, từ những nhân hiện tại thì điều gì có thể xảy ra tiếp theo.

Ví dụ con bị nôn trớ là do con đã ăn no và chạy nhảy, con mát mẻ dễ chịu vì đã đi tắm sạch sẽ, hay con không ăn thì sẽ bị đói, con đánh bạn thì bạn sẽ đánh lại con, con kéo đuôi mèo thì mèo sẽ cào, con ngoan thì được thưởng thêm giờ chơi, con nghịch ngợm thì sẽ không được mua thêm đồ chơi nữa,…

Việc lý giải nhân – quả dạy cho con ý thức trách nhiệm về các hành vi của mình, khích lệ cho con cư xử các hành vi gây ra kết quả tích cực, giúp con hiểu kết quả mình nhận được lúc này là do những nhân không tốt đã làm lúc trước. Dạy cho con về nhân – quả đem đến hai hệ quả vô cùng quan trọng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng