Những kiến thức không nên bỏ qua về nuôi con bằng sữa công thức

Dù bạn quyết định nuôi con bằng sữa công thức từ đầu hay chỉ nhằm bổ sung cho nguồn sữa mẹ thì cũng đừng nên bỏ qua những kiến thức này nhé!

Vẫn biết rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, tuy nhiên nuôi con bằng sữa công thức cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ hiện nay.

Nuôi con bằng sữa công thức là gì?

Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em được sản xuất làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống thành phần hóa học của sữa mẹ nên được sử dụng thay thế hoàn toàn hoặc hỗ trợ sữa mẹ.

Sữa thay thế sữa mẹ là sữa công thức 1 ( loại dành cho trở từ 0-6 tháng tuổi) có thành phần gần giống sữa mẹ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển.

Cách pha sữa công thức cho bé sơ sinh

Bước 1: Rửa sạch ly, muỗng, bình sữa, núm vú và luộc kỹ trong nước sôi khoảng 10 phút để tiệt trùng.

Bước 2: Tính lượng sữa em bé cần bú trong một lần.

Bước 3: Lấy lượng nước vừa đủ với lượng sữa.

Bước 4: Dùng muỗng đo lượng sữa bột theo hướng dẫn, không lấy đầy muỗng mà gạt ngang muỗng.

Bước 5: Pha sữa công thức cho bé với nước nóng khoảng 40 độ C. Nếu nước nóng quá có thể đợi nguội đến nhiệt độ khoảng 37 độc C. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn ngay, nên ăn từ từ để tránh hiện tượng bị sặc.

Nhu cầu sữa công thức của trẻ

Từ khi sinh- 1 tháng: 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày.

Từ 1 tháng- 2 tháng: 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày.

Từ 2 tháng- 4 tháng: 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày.

Từ 4 tháng- 6 tháng: 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.

Nuôi con bằng sữa công thức cần chuẩn bị những gì?

1. Chọn núm vú phù hợp cho trẻ

Chọn núm vú ti cho trẻ cần lưu ý những điều sau:

Chất liệu: bạn có thể chọn núm silicon hoặc latex. Núm silicon săn chắc hơn và giữ hình dạng lâu hơn. Núm vú cao su mềm dẻo hơn nhưng không sử dụng được lâu. Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với latex.

Hình dáng: bạn có thể lựa chọn hình dạng núm vú truyền thống, có thể chỉnh nha, đầu phẳng hoặc loại có rãnh và hình dạng giống ti mẹ. Núm ti chỉnh nha được thiết kế để phù hợp với vòm miệng và nướu của trẻ. Núm vú phẳng có hình dạng mô phỏng ti mẹ.

Khi lựa chọn núm vú, mẹ cần lưu ý thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ. Thông thường, cứ trung bình 2 đến 3 tháng, bạn cần thay đổi núm ti cho trẻ, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại sản phẩm, tần suất sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm và việc giữ gìn vệ sinh, bảo quản của mẹ.

2. Chọn bình sữa

Đối với trẻ sơ sinh, hãy mua bình sữa nhỏ hơn. Và chuyển sang bình sữa cỡ lớn hơn khi trẻ được khoảng 4 tháng.

Để lựa chọn bình sữa an toàn cho trẻ, mẹ cần lưu ý:

Sử dụng bình thủy tinh hoặc bình được làm từ thép không gỉ.

Không hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng, nước đun sôi, hay cho vào máy rửa chén, hoặc bất kỳ thiết bị nào sử dụng nhiệt vì nhiệt độ cao có thể giải phóng hóa chất có trong nhựa.

Không lưu trữ sữa công thức trong chai nhựa. Sữa công thức thừa thì bỏ đi phần còn lại.

Không dùng nước quá nóng để pha sữa.

Để làm ấm sữa công thức, đặt bình sữa vào một bát nước ấm hoặc dội dưới vòi nước ấm.

Nên mua cho bé loại núm vú có kích thước nhỏ nhất trong các loại đang bán trên thị trường nếu bé đang bú bình. Nên lựa chọn các loại núm vú nào phù hợp nhất với bé để bé sử dụng. Cần tìm loại núm vú phù hợp với độ tuổi của con bạn nếu bạn mới cho bé cai sữa mẹ và chuyển sang bú bình.

Trước tiên, mặc dù bạn có thể sử dụng núm vú được bán kèm với bình sữa trong bộ bình sữa dành cho trẻ sơ sinh, nhưng tốt nhất tìm cho bé loại núm vú mà bé thật sự thích. Bạn có thể mua loại núm vú đó với số lượng lớn khi bạn đã biết sở thích của bé.

Nguồn : bau.vn

  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.