Những lầm tưởng về tháng cô hồn nhưng chúng ta luôn nghĩ là đúng, điều số 2 ai cũng mắc phải

Theo quan niệm từ xưa, tháng cô hồn là tháng 7 âm hàng năm. Khoảng thời gian này mang lại nhiều xui xẻo, đen đủi, đem đến nhiều rủi ro. Chính vì thế, người ta thường kiêng kỵ tháng này không làm những việc trọng đại.

Đối với lời truyền miệng và tâm linh của người Việt thường quan niệm như vậy về tháng cô hồn. Vậy liệu thực sự có xui xẻo như lời đồn không?

Tìm hiểu về tháng cô hồn

Theo quan niệm của người phương Đông tháng cô hồn được bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 đến hết tháng 7 Âm lịch. Tên gọi tháng cô hồn được bắt nguồn từ truyền thuyết.

Từ ngày mồng 2 tháng7 âm lịch cho đến ngày 14 tháng 7, đây là khoảng thời gian Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, trở về dương thế tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa sẽ được đóng lại, các linh hồn đó phải quay về địa ngục.

Chính vì vậy, vào những ngày trong tháng này, người ta thường tránh làm những việc trọng đại như mua xe, mua nhà, cưới xin… để hạn chế gặp chuyện xui xẻo. Ngược lại, người dân sẽ làm những việc thiện, cúng bái, kiêng cữ những điều không nên làm trong tháng này.

Tuy nhiên, đó là quan niệm tâm linh của mỗi người, có người tin và có người không tin. Theo cơ sở khoa học, nếu nói tháng 7 xui xẻo thì hoàn toàn không có căn cứ. Nhưng đây là quan niệm tâm linh từ nhiều đời nay, nước ta là một nước nhiệt đới, tháng 7 âm lịch nằm trọn trong mùa mưa, thời tiết không thuận lợi nên người dân thường tránh cất nhà, và những chuyện đại sự.

Sai lầm về tháng cô hồn

1. Tháng 7 không chỉ là tháng cô hồn mà còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Trong tháng 7 âm lịch không chỉ có ngày xá tội vong nhân, Rằm tháng 7 còn được biết đến là ngày Vu Lan báo hiếu. Đối với tín ngưỡng người Việt, đây là ngày lễ lớn, là dịp để con người đền đáp và nhớ ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Chính vì thế, đây là thời gian để con người tu hạnh phẩm. Ngày lễ Vu Lan không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thông của người Việt Nam. Chứng tỏ, trong tháng 7 Âm lịch con người nên làm việc tốt, hướng thiện để tâm đươc bình an.

2. Tháng cô hồn có thật sự đen đủi?

Theo quan niệm của nhà Phật, hoàn toàn không có khái niệm tháng cô hồn trong phong tục của người Việt. Ngày xá tội vong nhân không phải là ngày xấu. Đây là khoảng thời gian ân xá cho những tù nhân cõi âm để được an yên, siêu sinh. Ngày ngày mang ý nghĩa nhân văn, chứ không phải vong nhân bước ra khỏi cánh cửa địa ngục, lên trần gian phá phách, đảo lộn cuộc sống bình yên.

Tháng 7 không quá man rợ, xui xỏe như lời đồn. Chúng ta cũng không nên quá kiêng kỵ hoặc đổ hết lỗi cho tháng 7. Bạn hãy cứ sống vui, sống khỏe, làm điều thiện, tâm an, mọi chuyện bình yên ắt sẽ đến.

Một số chuyện nên và không nên làm trong tháng 7 Âm lịch

Dân gian có câu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì vậy, cho dù trong tháng cô hồn không mang lại cho mọi người những điều xui xẻo, nhưng cũng nên lưu tâm một số điều sau.

1. Những việc nên làm

Nên đi chùa để thắp hương, cầu mong sức khỏe và bình an cho bản thân và gia đình.

Đi thăm mộ người thân trong gia đình.

Làm những điều hướng thiện, hạn chế sát sinh, chú ý việc cúng bái, nên tập thói quen tụng kinh để tâm an.

Hạn chế việc đi về khuya trong tháng này.

Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.

2. Những việc không nên làm

Không phơi quần áo vào ban đêm vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.

Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

Không cắm đũa giữa bát cơm vì như thế giống hình thức cúng tế, thắp hương, mời gọi ma quỷ đến nhà.

Người yếu bóng vía tránh đi chơi về khuya vì dễ gặp điều không may.

Bài viết này bật mí 1 số điều về tháng cô hồn mà có thể bạn chưa biết. Tuy nhiên, chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.

 

 

Nguồn : bau.vn