Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé tăng sức đề kháng

Những thực phẩm bé ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Chính vì thế, nếu các mẹ muốn con tránh các bệnh như cảm cúm, ốm vặt để lớn lên thật khỏe mạnh thì hãy bổ sung ngay vào khẩu phần ăn của bé những loại thực phẩm tăng sức đề kháng. Cùng Bau.vn tìm hiểu những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ các mẹ nhé!

Các thực phẩm dinh dưỡng sẽ phần nào làm tăng cường sức đề kháng cho bé yêu, đặc biệt thời điểm giao mùa. Hãy bổ sung ngay những thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày.

1.  Thực phẩm dinh dưỡng- Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều sắt và kẽm, là những chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng hiệu quả. Thêm nữa, thịt bò cũng chứa protein – chất dinh dưỡng rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể của bé.

2. Thực phẩm dinh dưỡng- Nấm

Các loại nấm chứa nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa. Chúng đều có khả năng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc bệnh cảm lạnh và nâng cao sức đề kháng.

3. Khoai lang

Lượng vitamin C và vitamin E trong khoai lang cực kì dồi dào giúp hệ thống thần kinh của bé trở nên khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hàm lượng beta-carotene có trong khoai lang sẽ giúp bé chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và bảo vệ bé trước sự tấn công của vi khuẩn và virus.

4. Thực phẩm dinh dưỡng- Mật ong

Mật ong từ lâu đã được ông bà ta xem là “thần dược” bởi những công dụng mà nó đem lại, đặc biệt là có tính sát khuẩn vùng hầu họng hiệu quả. Vì thế, khi bé bị ho hay đau rát vùng hầu họng, ba mẹ có thể sử dụng mật ong pha với nước sôi để nguội hoặc nước ấm dưới 40 độ cho bé uống.

5. Thực phẩm dinh dưỡng- Cải xoăn

Trong bông cải xoăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong đó có các chất sắt, canxi, beta-carotene, kali, vitamin C. Đây là loại thực phẩm giúp giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày, bảo vệ và phát triển hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh khỏe hơn.

6. Yến mạch

Mẹ đừng quên thêm yến mạch vào thực đơn ăn hàng tuần của bé bởi trong yến mạch chứa beta-glucan – một loại sợi có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hoá, tăng cường hệ miễn dịch, giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn, bé nhanh khỏi bệnh. Yến mạch không nên ăn quá nhiều, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 lần/ tuần.

7. Sữa chua

Sữa chua tốt cho sức khỏe và đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của bé. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có tác dụng giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa, chống lại bệnh tật. Nhưng sữa chua tốt không có nghĩa là con bạn có thể ăn đến 10 hộp một ngày. Một số loại thực phẩm ăn nhiều cũng rất nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy các mẹ nên cho bé ăn vừa đủ, có thể nghe theo tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, để thay đổi hương vị, mẹ có thể bỏ trái cây vào sữa chua để tăng thêm độ thơm ngon.

8. Nước ép lựu

Mẹ nên cho trẻ ăn lựu hoặc uống nước ép từ lựu. Loại trái cây này chứa nhiều canxi, phốt pho và các loại vitamin B, C tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. 

 

9. Cá giàu omega-3

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…chứa nhiều omega-3. Omega-3 giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa cho cơ thể của bé, bé sẽ ít bị mắc các bệnh lặt vặt.

10. Rau xanh, trái cây

Mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên các loại rau xanh, trái cây. Đây là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, các chất chống oxy hóa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho bé.

11. Thực phẩm dinh dưỡng- Sữa tươi

Thực tế cho thấy nồng độ vitamin D trong máu của trẻ được uống sữa tươi thường xuyên cao hơn so với trẻ không uống sữa tươi. Ngoài ra, những trẻ được uống sữa tươi thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt bởi các chất dinh dưỡng có trong sữa tươi giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé cực kì hiệu quả.

Một lưu ý quan trọng cho các mẹ là nên cho trẻ ăn da dạng các loại thực phẩm. Thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng chúng không phải là liều thuốc toàn năng. Các mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ ngũ cốc nguyên hạt đến rau, trái cây, protein từ thịt nạc…

Nguồn : bau.vn

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.