1. Những ai không nên ăn rươi?
+ Những người có tiền sử bệnh hen không nên ăn rươi
Lưu ý khi ăn con rươi phải nhắc đến đối tượng sử dụng. Người có tiền sử bị bệnh hen rất dễ phản ứng với tác nhân ngoài môi trường như bụi, phấn hoa, lông động vật,… cũng như một số loại thực phẩm đặc biệt. Trong rươi có chứa hàm lượng chất đạm cao. Chất đạm này không giống với các loại thịt cá thông thường. Nó như một loại dị nguyên lạ, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các chất xúc tác có trong máu khiến cho tái phát cơn hen. Vì vậy để đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe, những người có tiền sử bệnh hen tuyệt đối không nên ăn các món ăn chế biến từ rươi.
Những lưu ý bạn cần biết khi ăn con rươi
+ Người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn rươi
Cũng giống như người bị hen, người có cơ địa dị ứng cũng rất mẫn cảm với rươi. Thế nào là người có cơ địa dị ứng? Cơ thể người có cơ địa dị ứng rất nhạy cảm với các chất lạ. Khi gặp phải thường có biểu hiện nổi mẩn ngứa, phát ban, mề đay, sốt, nặng hơn là khó thở hoặc dẫn đến suy hô hấp. Các nhân tố đó gồm lông động vật, thời tiết, môi trường ô nhiễm, hóa chất, hải sản…Khi bạn có tiền sử trước đó từng có biểu hiện như trên thì rất có thể bạn cũng bị dị ứng rươi. Vì rươi cũng thuộc nhóm thức ăn nhạy cảm với người có cơ địa dị ứng. Nếu bạn đã ăn rươi trước đó và bị dị ứng thì tuyệt đối không được ăn nữa. Vì thường thì lần sau sẽ có biểu hiện nặng hơn lần trước nhiều.
+ Đối tượng bà bầu, trẻ nhỏ khi ăn rươi cần hết sức cẩn trọng
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.
+ Trẻ em cần được kiểm soát khi ăn rươi
Trẻ em thường rất thích ăn những món ăn ngon. Khi đã hợp khẩu vị của các bé thì các bé có thể ăn với một lượng nhiều dù đã no. Vì vậy khi bé ăn các món từ rươi thì bạn cần kiểm soát tốt. Chỉ cho bé ăn lượng vừa phải. Rươi giàu chất đạm, nên nếu ăn nhiều bé sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy rất khó chịu.
Với các bé thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên ăn rươi. Vì vậy khi ăn bạn cần cho thử từng chút một và có điểm dừng. Nếu không thấy bé có các biểu hiện bất thường như ngứa, nổi ban, sốt thì có thể cho trẻ ăn tiếp nhưng ở một mức độ nào đó mà thôi.
Con rươi bổ dưỡng nhưng dễ nhiễm độc
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt rươi mang lại cho cơ thể lượng dinh dưỡng còn nhiều hơn cả thịt bê non, vì trong 100g rươi sẽ cung cấp cho cơ thể 92 calo, khi đó thịt bê non chỉ cung cấp 87 calo cho cơ thể. Cũng chính vì quá giàu dinh dưỡng như vậy, hơn nữa lại rất giàu đạm nên cơ thể con rươi rất dễ nhiễm độc. Rươi là loài hải trùng sống ở vùng đáy nước, bùn cát nên cũng rất dễ nhiễm độc ở chính môi trường chúng sinh sống. Hơn nữa đạm từ con rươi khác hẳn so với các chất đạm có trong thịt bò, tôm, cá,… Vì thế khi mua rươi về, bạn cần có những bước sơ chế thật cẩn thận để tránh việc rươi bị hỏng, bị vỡ bụng để tránh những bệnh về đường ruột, hô hấp, dị ứng do con rươi mang lại.
Ăn rươi phải chú ý gì?
– Điều lưu ý khi ăn con rươi đầu tiên đối với làm món rươi đó là phải “làm lông” chúng sạch sẽ để khi ăn ta không bị ngứa và rát cổ họng.
– Khi nấu bất kì món rươi nào ta đều cho vỏ quýt và ớt tươi, đây như là 2 gia vị bắt buộc của món ăn này.
– Tránh việc làm vỡ bụng chúng vì như vậy sẽ rất tanh và không an toàn cho món ăn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-luu-y-ban-can-biet-khi-an-con-ruoi-a192028.html