Những lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Từ 0-6 tháng tuổi là khoảng thời gian chăm sóc cho trẻ cẩn thận và chu đáo nhất, bởi chúng có những điểm cần chú ý riêng biệt.

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cần được chăm sóc đặc biệt và chu đáo. Các mẹ hãy nắm bắt quy trình chăm sóc trẻ trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

1. Trẻ 1 tháng tuổi

Sau đây là những lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Thông thường, trong khoảng thời gian này, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để nhận được những nguồn dưỡng chất tốt, tự nhiên nhất. Khi trẻ đã được bú sữa mẹ đầy đủ trong độ tuổi này thì mẹ cũng không cần thiết phải cho bé uống thêm nước nữa. Trong tháng đầu tiên chào đời, thường trẻ sẽ đi ngoài trung bình từ khoảng 2 tới 4 lần, trong trường hợp số lần này ít đi hoặc nhiều hơn thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể quan sát phân của con và nếu phát hiện ra các dấu hiệu như phân sủi bọt hay có mùi chua cần lưu tâm hơn.

Ở độ tuổi này của con, mẹ chỉ nên tắm cho bé 1 lần/ngày, nếu trời lạnh hơn thì 2 ngày/lần để bảo đảm sức khỏe cho con. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho con thích nghi với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát cũng rất tốt, lúc này là thời điểm thích hợp để con trẻ hấp thụ nguồn vitamin D tự nhiên. Mẹ cũng nên thường xuyên cắt móng tay cho con hoặc cho con đeo bao tay vải để bảo vệ con.

2. Trẻ 2 đến 3 tháng tuổi

Cũng giống như trẻ 1 tháng tuổi, trẻ ở độ tuổi này vẫn chỉ nên bú sữa mẹ. Điểm khác biệt hơn là trẻ 2 đến 3 tháng tuổi lúc này đã có thể tự lật mình hoặc lẫy, các hoạt động lúc này của trẻ cũng bắt đầu tăng dần. Do đó, mẹ cũng nên chú ý tránh cho bé bị té ngã khi đặt bé nằm sát mép giường.

Tiếp đến, mẹ cần phải chú ý không nên để đồ chơi của con bầy bừa bởi rất làm con bị đau. Lúc này trẻ đã biết ngậm hay cầm nắm các đồ vật nên sẽ có thói quen cho vào miệng. Vậy nên mẹ cần lưu ý những vật dụng, đồ dùng hay đồ chơi có những chi tiết nhỏ, bé để tránh các trường hợp nguy hiểm xảy ra như nghẹn, hóc gây nguy hiểm đến tình mạng của trẻ. Mẹ nên tìm hiểu và đưa bé đi tiêm phòng các vắc xin cần thiết.

3. Trẻ 4 đến 5 tháng tuổi

Trẻ 4 đến 5 tháng tuổi đã có thể trườn nên mẹ cần hạ thấp giường và lắp đặt các song chắn để phòng chống té ngã cho trẻ. Các ổ điện ở trong nhà cũng nên cần dán lại hoặc mẹ có thể tìm mua miếng che ổ điện để tránh trường hợp trẻ bị giật. Lúc này, độ an toàn của những món đồ chơi cho trẻ phải được đảm bảo bởi lúc này trẻ đã bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn. Trẻ sẽ chạm hoặc giành giật những món đồ xung quanh. Ngoài ra, trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi cũng đã bắt đầu mọc răng. Trẻ bắt đầu ngứa lợi nên rất thích cắn, vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh những món đồ chơi dành cho bé cắn này để tránh gây bệnh.

4. Trẻ 6 tháng tuổi

Lúc này, mẹ nên lặp đặt các thanh chắn ở một số nơi trong nhà như các bậc, cầu thang để tránh trẻ bị ngã bởi nhiều bé đã có thể bò thanh thạo ở mốc 6 tháng tuổi. Không những vậy, những đồ dùng hóa chất nguy hiểm mẹ nên để trên cao tránh xa tầm tay của trẻ. Đây còn là thời gian mà trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen dần dần với các loại bột chuyên dụng dành cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu thêm và tiêm phòng định kỳ phòng cho trẻ như rubella, sởi…

Nguồn : bau.vn

  • Căn bệnh dễ nhầm với tự kỷ ở trẻ, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ giật mình

    Nhiều trẻ nhỏ hiện nay có biểu hiện chậm nói, ít giao tiếp và tăng hành vi bất thường khiến cha mẹ lo ngại con mắc tự kỷ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, đây có thể không phải tự kỷ thật sự mà là hậu quả của việc tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử – một nguyên nhân âm thầm nhưng rất phổ biến.
  • Mẹ để ý nhé: 5 biểu hiện ở trẻ sơ sinh cho thấy bé có tố chất vượt trội

    Mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng, nhưng ngay từ những tháng đầu đời, một số biểu hiện nhất định có thể “hé lộ” tiềm năng trí tuệ vượt trội của bé. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ thông minh không chỉ giúp cha mẹ tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy con, mà còn tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực của trẻ. Dưới đây là 5 dấu hiệu dễ thấy ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia đánh giá là “chỉ số vàng” cho trí tuệ phát triển sớm.
  • Sai lầm khi xử lý hóc dị vật ở trẻ, vô tình đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm

    Nếu không được xử lý đúng cách, cha mẹ có thể dễ mắc phải những sai lầm khi xử lý hóc dị vật ở trẻ và vô tình đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm.
  • 6 sai lầm cha mẹ hay mắc khiến trẻ dễ ốm vặt quanh năm

    Nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn lo lắng vì con hay bị cảm, ho, sốt vặt, nhưng lại không ngờ rằng chính những thói quen chăm sóc sai cách hàng ngày đang âm thầm bào mòn hệ miễn dịch của trẻ. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến khiến trẻ nhỏ dễ ốm – và điều chỉnh kịp thời có thể giúp con khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.