Những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở trẻ

Bệnh đau dạ dày ở trẻ dù ít nhưng vẫn có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ và trẻ ở độ tuổi đi học. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đau dạ dày ở trẻ? Bau.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở trẻ trong bài viết dưới đây.

Tình trạng đau dạ dày ở trẻ có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng này.

Cúm dạ dày: Nguyên nhân dẫn tới ra đau dạ dày ở trẻ

Tình trạng cúm dạ dày còn được gọi với tên viêm dạ dày ruột. Tình trạng này có thể gây ra tình trạng đau dạ dày ở trẻ em. Bệnh cúm dạ dày là do virus gây ra. Những triệu chứng của bệnh có thể bao gồm những tiêu chảy kèm theo nôn mửa và sốt nhẹ. Thông thường, Tình trạng này có thể tự biến mất trong khoảng 3 – 5 ngày mà không cần đến các cơ sở y tế để được theo dõi. Tuy nhiên, nếu bé rơi vào tình trạng đau bụng dữ dội, sốt cao và mất nước… thì bố mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để được theo dõi sức khỏe và có hướng điều trị thích hợp.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là một trình trạng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng lại rất khi được các bậc phụ huynh chú ý tới. Nguyên nhân là do tình trạng này rất khó phát hiện một cách chính xác. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có một số dấu hiệu như nôn mửa, ợ hơi nhiều thì bố mẹ nên nghĩ đến trường hợp con bị trào ngược dạ dày thực quản. Đối với những trẻ đã lớn, hãy hỏi và nếu con nói  rằng thường nhận thấy có vị chua trong miệng và bị đau vùng bụng trên thì bố mẹ đưa con đi khám.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ có diễn biến khá nhanh. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng axit. Song song với đó, bó mẹ nên hạn chế con ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh kích thích gây đau dạ dày.

Trẻ ăn nhiều hơn so với khả năng tiêu hóa

Bất kể lúc nào trẻ cũng cần rất nhiều năng lượng để đáp ứng nhu cầu hoạt động thường xuyên đồng thời phát triển về thể chất và trí tuệ. Dó đó, trẻ rất dễ đói bụng. Việc này có thể kéo tình trạng ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều trong một bữa nếu bố mẹ không để ý và giúp con kiểm soát. Như vậy sẽ rất bất lợi cho hệ tiêu hóa của bé, gây cảm giác khó chịu hoặc đau dạ dày ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ: Chế độ ăn không lành mạnh

Một chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng rát lớn đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Cụ thể, nếu như trẻ uống quá nhiều  nước ngọt đóng chai hoặc đồ uống có ga thì sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng và dầu mỡ cũng sẽ khiến dạ dày trẻ bị kích thích. Nó sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đầy hơi và cả khó tiêu.

Đau dạ dày ở trẻ do căng thẳng

Tương tự như ở người trưởng thành, sự căng thẳng và lo lắng cũng có thể gây ra tình trạng đau dạ dày ở trẻ em. Bởi vậy, nếu bố mẹ có nghe trẻ nói về những cơn dạ dày bất ngờ và không rõ nguyên nhân thì hãy chú ý. Nguyên nhân rất có thể là do trẻ đang gặp phải vấn đề nào đó ở trường hoặc trong các mối quan hệ với bạn bè. Khi trường hợp này, song song với việc chăm sóc sức khỏe của con thì bố mẹ cũng nên tìm hiểu những mối lo lắng khác mà trẻ đang gặp phải để giúp con giải tỏa căng thẳng kịp thời.

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ