Những thói quen đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh tật trong mùa Covid- 19

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, chúng ta cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh. Dưới đây là những thói quen đơn giản giúp bạn giữ gìn sức khỏe, tránh xa bệnh tật.

1. Tập thể dục

Tập thể dục mỗi ngày để đẩy lùi bệnh tật

Để kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa bệnh tật bạn nên thường xuyên xây dựng thói quen tập thể dục, điều này không chỉ giúp bạn giảm cân, giữ dáng mà trong quá trình tập thể dục, chức năng của tim và phổi sẽ được cải thiện, góp phần tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

2. Đánh răng thường xuyên

Đánh răng đều đặn ngày 2 lần – sáng và tối, để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, bảo vệ nướu và răng không bị tổn thương. Nếu có thể hãy đánh răng ngay sau các bữa ăn để ngăn ngừa các bệnh về nướu và các loại bệnh về răng miệng khác.

3. Ngủ đủ giấc

Để duy trì hiệu quả sức khỏe và kéo dài cuộc sống, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, bởi vì giấc ngủ là một biện pháp hiệu quả để nuôi dưỡng cơ thể. Khi chúng ta có những giấc ngủ ngon và sâu, cơ thể khỏe khoắn và chức năng của các cơ quan cũng được cải thiện, đồng thời nâng cao sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt

4. Tắm nắng

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. 80% vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương.

Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ oxy ở cơ tim, giúp điều hòa huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Vệ sinh màn hình điện thoại, máy tính, và laptop

Màn hình điện thoại, hay bàn phím laptop, máy tính bẩn hơn bạn nghĩ. Do chúng tiếp xúc với tay bạn hằng ngày nhưng lại không được vệ sinh đều đặn. Vi khuẩn ở tay sẽ bám lên màn hình điện thoại, bàn phím máy tính và là nơi mầm bệnh ẩn nấp. Hãy dùng khăn sạch và vệ sinh hằng ngày để bảo đảm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

6. Giữ tâm trạng tốt

Bạn nên học cách giải phóng căng thẳng. Một số người luôn chịu quá nhiều áp lực và họ không điều chỉnh cảm xúc cá nhân kịp thời, điều này có thể gây ra trầm cảm. Những bệnh tâm lí thậm chí nguy hiểm hơn rất nhiều những bệnh thể chất thông thường, vì thế, hãy cố gắng giữ cho mình một tinh thần tốt, lạc quan và sẵn sàng giải tỏa áp lực để sống vui, sống khỏe hơn.

Nguồn : sức khỏe cộng đồng

  • Tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại khi uống nhiều cà phê

    Cà phê từ lâu đã trở thành “người bạn đồng hành” quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Một ly cà phê buổi sáng giúp tinh thần tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và thậm chí còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.
  • Cảnh báo những món ăn là khoái khẩu của nhiều người nhưng cực kì gây hại cho não

    Ăn ngon miệng thì ai cũng thích, nhưng có những món ăn tưởng chừng vô hại lại âm thầm “đánh úp” não bộ của bạn mỗi ngày. Nếu không muốn trí nhớ giảm sút, tinh thần uể oải hay nguy cơ sa sút trí tuệ, hãy cảnh giác với những món sau:
  • "Sống lâu trăm tuổi" nhờ 7 loại trái cây này

    Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi lão hóa, bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác. Dưới đây là 7 loại trái cây siêu giàu chất chống oxy hóa giúp bạn sống thọ và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
  • Tại sao nhịn ăn gián đoạn kéo dài lại gây hại cho cơ thể ?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường
  • Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh

    Rau xanh là đồng minh cho sự cân bằng dinh dưỡng hoàn hảo, tạo màu sắc cho bữa cơm và tăng cường sức khỏe. Vậy cách lựa chọn, bảo quản, chế biến và ăn rau xanh thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe của chúng ta?
  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh: