Những thói quen xấu bạn thường xuyên làm vào mùa lạnh gây hại cho sức khỏe

Nhiều căn bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng lên đỉnh điểm vào thời gian chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Những điều bạn hay làm vào mùa lạnh tưởng chừng như không gây hại nhưng đó là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe bạn ngày một yếu đi

Những thói quen xấu vào mùa lạnh  bạn thường xuyên làm  như ngủ nướng, tắm nước nóng lâu, mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bạn mệt mỏi.

Nhiều căn bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng lên đỉnh điểm vào thời gian chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Thời tiết lạnh có thể khiến bạn mắc phải các tật xấu dẫn tới nếp sống không tốt.

Chúng ta cần duy trì thể lực và đảm bảo cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh để ít bị ốm đau. Thậm chí, bạn cần phải chăm sóc cho cơ thể tốt hơn các thời gian khác trong năm. Dưới đây là những điều nhiều người hay làm vào mùa lạnh, lâu dần sẽ khiến bản thân yếu đi:

Những thói quen xấu vào mùa lạnh gây hại cho sức khỏe

Không uống đủ nước

Nước có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như điều hòa thân nhiệt, tăng năng lượng, bảo vệ mô, tủy sống, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết chất thải (qua mồ hôi, nước tiểu).

Trong mùa rét, khi các hoạt động thể chất bớt đi, mọi người thường có xu hướng uống ít nước. Ngoài ra, do trời lạnh, cơn khát không nhiều, bởi vậy, bạn dễ quên uống nước.

Điều này có thể dẫn tới việc cơ thể thiếu nước, nảy sinh các biến chứng như bệnh thận, táo bón, khó tiêu.

Không tập thể dục

Không tập thể dục là thói quen xấu vào mùa lạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên mọi người nên tiếp tục nghiêm túc tập luyện với cường độ ổn định. Bạn cũng có thể thay đổi hình thức như đi xe đạp, đi bộ, tập trong nhà. Hãy tăng cường thúc đẩy hệ miễn dịch và khiến cho mình vận động không ngừng.

Tắm nước nóng lâu

Nước tắm nóng đem lại nhiều lợi ích trong đó giúp bạn có được sự bình an, thư thái trong tâm hồn và cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đứng dưới vòi hoa sen ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, bề mặt da sẽ bị tổn thương. Khi đó, trên da xuất hiện viêm nhiễm, khô và mẩn đỏ.

Mặc quá nhiều quần áo

Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh là điều quan trọng nhưng trang phục quá nhiều lớp có thể dẫn tới thừa nhiệt và đổ mồ hôi, mất nước. Khi một người cảm thấy lạnh (vừa phải), hệ miễn dịch sẽ sinh ra thêm bạch cầu để giúp chúng ta ấm hơn và cung cấp sự bảo vệ chống lại viêm nhiễm.

Lười ra ngoài

Trong giai đoạn chuyển sang mùa lạnh, nhiều người thích ở trong không gian ấm cúng. Bạn dễ trở nên trì trệ, lười biếng và có nguy cơ tăng cân, béo phì, mắc thêm một số loại bệnh. Bạn hãy cố gắng ra ngoài dù chỉ để đi bộ hay tập các môn vận động như cầu lông.

Uống nhiều rượu

Các chuyên gia cho rằng một lượng rượu nhất định sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và khiến bạn cảm thấy ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu bạn quá chén, gan và thận sẽ bị trục trặc và hệ miễn dịch suy giảm.

Không dưỡng da

Việc dưỡng da vào mùa đông rất cần thiết để cung cấp đủ nước, tránh tình trạng khô da. Bạn có thể lựa chọn loại mỹ phẩm nhiều độ ẩm hơn bình thường khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống.

Ăn uống không kiểm soát

Đây là một thói quen phổ biến trong những ngày lạnh. Khi đó, cơ thể của chúng ta đốt nhiều calorie hơn để chống lại cái lạnh. Điều này khiến bạn dễ hấp thụ các món nhiều chất và thích uống chocolate nóng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng tránh thói quen ấy và giữ chế độ ăn rau quả nhiều chất xơ giúp bạn no lâu.

Nguồn : sức khỏe cộng đồng

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.