Những loại thực phẩm này thực sự không quá khó tìm kiếm và chúng ta nên bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày cho gia đình nhằm tăng sức đề kháng.
Nấm mỡ
Nấm mỡ cung cấp rất nhiều khoáng chất selen, vitamin B riboflavin và niacin, đây là 3 thành phần vi chất quan trọng cho cơ thể chúng ta. Nếu thiếu selen, mọi người có thể bị cúm nặng hơn. Riboflavin và niacin đóng vai trò quan trọng đảm bảo hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Mầm lúa mì
Mầm (phôi) là một phần của hạt lúa mì và rất giàu chất dinh dưỡng. Sử dụng mầm lúa mì là cách tuyệt vời để bổ sung kẽm, các chất chống oxy hóa và vitamin nhóm B. Mầm lúa mì còn mang lại sự kết hợp tốt giữa chất xơ, protein và một số chất béo lành mạnh.
Trong các công thức nấu ăn, chúng ta có thể thay thế một phần bột mì thông thường bằng mầm lúa mì.
Những thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Rau bina và bông cải xanh
Đây là hai loại “siêu rau xanh” trong mâm cơm của tất cả mọi nhà và hầu hết các bài viết về dinh dưỡng các bác sĩ đều nhắc đến chúng. Rau bina chứa folate giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới và sửa chữa DNA lỗi. Nó cũng chứa nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa như vitamin C… rất dồi dào.
Với rau bina chúng ta nên ăn salad hoặc nấu chín sơ, tránh nấu kỹ. Bông cải xanh thì thật dễ dàng để tìm thấy ở cửa hàng thực phẩm và đây là thực phẩm rất cơ bản giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nó chứa nhiều vitamin A,C và glutathione chống oxy hóa.
Bông cải xanh chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và B9. Nó cũng chứa vitamin K và axit béo omega-3. Ăn súp lơ bạn cũng có thể bổ sung được kali, protein, vitamin C, mangan và phốtpho.
Bạn có thể ăn chín hoặc ăn sống bông cải xanh – cách nào cũng được nhưng chúng sẽ cung cấp các cấu hình dinh dưỡng khác nhau.
Bông cải xanh chứa các hợp chất chống viêm. Trên thực tế, những người bị một số bệnh như viêm khớp, viêm ruột, tiểu đường, cũng có thể phòng ngừa bệnh tim mạch nên cần ăn súp lơ thường xuyên.
Miso
Miso là gia vị truyền thống của Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men và thường có dạng sệt. Chúng ta có thể đã dùng nó để nấu súp hoặc thêm nó vào nước sốt, nước canh. Miso chứa men vi sinh, vi khuẩn “tốt” cho đường ruột của chúng ta giúp chống lại bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng cũng như các loại bệnh khác.
Những thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Súp gà
Súp gà thực sự có thể làm dịu các triệu chứng ốm đau mệt mỏi và giúp chúng ta khỏe lại nhanh hơn. Hơn nữa, trong súp gà còn có một chất hóa học được gọi là carnosine có thể bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi vi rút cúm.
Hàu
Hàu chứa kẽm có tác dụng chống lại virus do chúng góp phần tạo ra và kích hoạt các tế bào bạch cầu tham gia vào phản ứng hệ miễn dịch.
Những thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Các loại trái cây
Các loại trái cây đều giúp tăng sức đề kháng cho sức khỏe con người và giảm nhiều bệnh tật. Bạn nên thường xuyên bổ sung các loại trái cây để cơ thể có đủ vitamin cần thiết.
Trái cây họ cam quýt gồm bưởi, cam, chanh, quýt cung cấp mọi vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, đặc biệt đối với người lớn tuổi.
Chúng cũng chứa các hoạt chất sinh học phytochemical góp phần kiểm soát các bệnh mãn tính khác nhau liên quan đến quá trình lão hóa.
Đặc biệt những quả mọng nước, màu sắc sặc sỡ như đu đủ, cam, dưa hấu, thanh long, cherry, quả lựu… Những loại quả này chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và cả một hàm lượng nước và đường tốt giúp cơ thể luôn căng đầy sức sống.
Sữa chua
Probiotics được tìm thấy trong sữa chua và các sản phẩm lên men khác có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.
Những thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Khoai lang
Giống như cà rốt, khoai lang có beta-carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí có thể cải thiện quá trình lão hóa. Ngoài ra khoai lang cung cấp rất nhiều chất xơ cũng như nguồn tinh bột tốt cho sức khoẻ chúng ta.
Tỏi, nghệ, gừng và tiêu
Những mặt hàng gia vị chủ lực trong nhà bếp này không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn là những kháng sinh “thiên nhiên” được cha ông ta sử dụng cả ngàn năm nay rồi. Mọi người nên ưu tiên dùng tỏi sống, nghệ tươi nhé!
Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.
Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
Gừng sống còn gọi là sinh khương, có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị.
Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa.
Vỏ gừng được gọi là khương bì, có tác dụng lợi tiểu. Nhờ vậy mà trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan tọng.
Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc.
Tuy nhiên, trong trường hợp âm hư nội nhiệt (nóng trong người) sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.
Các loại trà
Các loại trà từ thảo mộc, trà xanh đều có chất chống oxy hóa và tăng sức đề kháng. Trà xanh giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho các cơ quan của cơ thể. Các lợi ích sức khỏe trà xanh mang lại bao gồm: cải thiện chức năng não bộ, giảm béo, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và cải thiện sức khỏe răng miệng…
Mỗi buổi chiều bạn có thể nhâm nhi một tách trà và nghe một bản nhạc, như vậy sẽ giúp bạn thư giãn và làm giảm những phiền muộn trong ngày.
Trên đây là những nhóm thực phẩm đầu tay trong giai đoạn này trên mâm cơm nhà mình để giúp cả gia đình tăng sức đề kháng, đẩy lùi dịch bệnh.
Nguồn : bau.vn