Những triệu chứng “khó ưa” khiến mẹ bầu khó ở trong suốt thai kỳ

Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các triệu chứng và thường gây khó chịu khác nhau trên khắp cơ thể bà bầu.

1. Ốm nghén

Hơn 60% phụ nữ sẽ bị ốm nghén, bất kể ngày đêm, cảm giác muốn nôn, triệu chứng khó chịu này không hề hiếm thấy. Ốm nghén khác nhau ở mỗi người; một số chỉ cảm thấy muốn nôn, và số khác thì nôn thật. Đáng chú ý là các nhà nghiên cứu vẫn không thể xác định chính xác những gì thực sự gây ra ốm nghén.

Hầu hết phụ nữ sẽ trải nghiệm dấu ấn khó quên này chỉ trong quý đầu thai kỳ, trong khi những người khác sẽ bị tình trạng này trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ ốm nghén nhiều thì em bé có chỉ số IQ cao hơn.

Ốm nghén, buồn nôn nhiều khiến phụ nữ rất mệt mỏi

2. Thiếu sức sống/ lờ đờ/ mệt mỏi

Một triệu chứng thường gặp khác của mang thai là cảm giác mệt mỏi, thường kéo dài suốt quý thứ nhất và quý thứ ba của thai kỳ. Hơn một nửa thai phụ bị triệu chứng này hành hạ, phần lớn chỉ muốn tìm một chỗ kín đáo để cuộn tròn và chợp mắt.

Cơ thể người mẹ đang sản xuất nhiều hormone mới và tạo ra nhiều thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Cơ thể người mẹ cũng tạo ra nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé, làm tăng áp lực lên tim và các cơ quan khác. Căng thẳng tinh thần và cảm xúc cũng là lý do khiến mẹ có thể cảm thấy kiệt sức.

Mẹ cũng có thể bị khó ngủ ở giai đoạn sau của thai kì do phải đi vệ sinh thường xuyên, chuột rút chân và ợ nóng.

3. Ợ nóng

Cảm giác ợ nóng duy nhất người mẹ có thể cảm nhận được khi làm tư thế tam giác duỗi trong khi tập yoga trước sinh, bài tập này cũng có thể giảm chứng khó tiêu.

Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong quý thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn. Trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là trào ngược axit hay ợ nóng.

Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải

Khó tiêu cũng là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và có thể đi kèm với ợ nóng. Nếu mẹ cảm thấy đầy bụng, chướng hơi, phình bụng, vâng, mẹ đang bị khó tiêu.

Ợ nóng là khi a xít dạ dày bị đẩy lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày), tạo cảm giác bỏng rát sau xương ức hoặc xuất hiện ở dạ dày và có xu hướng lan lên trên. Mẹ cũng có thể cảm thấy vị chua trong miệng hoặc chất nôn đang đầy lên trong cổ họng. Ợ nóng phải được điều trị vì nếu để tiếp diễn nhiều lần, nó sẽ khiến mẹ không thể ăn vì đau đớn, và nếu mẹ không ăn, bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng.

4. Táo bón

Có vài lí do khác nhau gây chứng táo bón thai kỳ:

Vì sự thay đổi nội tiết, hệ tiêu hóa làm việc chậm lại để giúp mẹ hấp thụ tất cả các vitamin và khoáng chất cho mẹ nhỏ trong bụng.

Tử cung bành trướng tăng áp lực lên phần ruột xung quanh làm việc tống chất thải chậm chạp hơn.

Lượng sắt nạp tăng từ vitamin cho phụ nữ mang thai cũng là một yếu tố. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những lựa chọn khác, như uống liều giảm đi chia ra trong ngày.

5. Mất ngủ

Thay đổi nội tiết tố là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ khi mang thai. Những thay đổi này có thể có tác dụng ức chế cơ bắp, có thể dẫn đến ngáy, và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, hormone mới của người mẹ có thể chịu trách nhiệm một phần cho những chuyến đi thường xuyên đến phòng vệ sinh trong đêm. Những sự khó chịu này, cũng như những điều khó ưa gây ra bởi buồn nôn, ợ nóng và các cơn đau khác liên quan đến thai kỳ, có thể dẫn đến mất ngủ. Rối loạn cảm xúc và căng thẳng do mẹ đang thai nghén một thai nhi nặng 3-4 kg cũng là nguyên nhân của chứng mất ngủ.

6. Chảy máu nướu và đau răng

Các vấn đề với sức khỏe răng miệng khi mang thai thường bị lu mờ bởi một số triệu chứng rõ ràng hơn, nhưng đây không phải là một vấn đề mẹ có thể bỏ qua. Nhất thiết phải đi khám nha sĩ trong khi mang thai bởi vì bất kỳ nhiễm trùng trong khoang miệng đều có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé.

Triệu chứng răng miệng phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu nướu răng. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến nướu nhạy cảm với sự hiện diện của mảng bám.

Nướu chảy máu, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh nha chu (viêm nướu), vốn được cho có thể là nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh nhẹ cân theo một số nghiên cứu. Nướu chảy máu cũng có thể dẫn đến tụt nướu, khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh và làm cho răng dễ bị sâu hơn ở đường chân răng. Nha sĩ của mẹ có thể đưa ra những gợi ý về điều trị và chăm sóc răng nhẹ nhàng.

7. Đau đầu và đau nửa đầu

Nhức đầu khi mang thai có thể là hậu quả của sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, sung huyết, táo bón, thiếu ngủ, mất nước, huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp và thậm chí là do cai caffeine. Trong một số trường hợp, nó được gây ra bởi tiền sản giật.

Nếu mẹ cảm thấy đau đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện đột ngột, đau đầu khác với bình thường, đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, tăng cân đột ngột, đau bụng trên bên phải hoặc sưng ở tay và mặt, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.

8. Tiền sản giật

Nhức đầu dữ dội trong quý thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai. Tiền sản giật là một tình trạng không phổ biến ảnh hưởng đến khoảng năm đến mười phần trăm số phụ nữ mang thai. Nhức đầu do tiền sản giật thường có đặc tính ổn định, dai dẳng và cảm giác như có mạch đập.

Những bà mẹ bị tiền sản giật cũng có thể có những triệu chứng như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm, tăng cân (hơn nửa kg mỗi ngày), đau ở bụng trên bên phải, và tay cũng như mặt bị sưng. Nếu mẹ bị đau đầu ngoài quy tắc hoặc mẹ gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.

Trên đây là những rắc rối mẹ bầu có thể gặp trong thai kỳ, vì vậy các bạn cần chú ý tới sức khoẻ của mình để có một thai kỳ mạnh khoẻ nhé!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng