Nói nhịu sau sinh – hiện tượng “dở khóc dở cười” các mẹ thường gặp

Sau sinh có rất nhiều mẹ thường gặp hiện tượng nói nhịu dù trước đó luôn ăn nói lưu loát, rõ ràng. Cùng xem những lí giải về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Dưới đây là một số thông tin về tật nói nhịu sau sinh và những điều cần kiêng cữ sau sinh. Hãy tham khảo để cơ thể khỏe mạnh hơn nhé.

Nói nhịu sau sinh là hiện tượng gì?

Sau khi sinh, chị em thường mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Theo các chuyên gia, nói nhịu là nói nhầm tiếng nọ ra tiếng kia. Nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả phái mạnh cũng gặp tình trạng này. Thậm chí ngay cả các nhà trí thức lớn, các bậc chính khách tài danh cũng có lúc nói bị “hớ”. Chính cựu Tổng thống Mỹ G. Bush cũng từng nói nhịu khiến Nhà Trắng phải ra chiêu “dùng phiên âm” để giúp vị tổng thống này tránh mắc lỗi khi phát âm những từ khó.

Tình trạng trạng nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc phải. Không riêng gì phụ nữ sau sinh mà ngay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì tật nói nhịu hay gặp hơn. Lý do là bởi sau khi sinh, chị em thường gặp phải hội chứng suy nhược thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này?

Nói nhịu là biểu hiện của rối loạn hành vi ngôn ngữ. Nó do suy nhược thần kinh nên mất kiểm soát hoặc kiểm soát không chuẩn lời nói ra mặc dù ý thức vẫn bình thường. Tương tự, chứng hay quên sau sinh của phụ nữ cũng là một biểu hiện của stress. Nhiều bà mẹ bỗng trở nên lơ đãng, mất tập trung và thường mắc những lỗi nhỏ nhặt. Ví dụ như quên khóa cửa nhà khi đi ra ngoài, quên điện thoại, quên ví khi đi chợ, quên cài cúc áo, kéo khóa quần…

Theo các mẹ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phụ nữ sau sinh không chịu kiêng cữ. Mẹ bỉm phải ở trong phòng kít, bịt bông tai, nói ít, nói nhỏ. Ai gọi họ cũng không được thưa để không mắc tật nói nhịu sau sinh.

Ngoài ra nguyên nhân khác có thể kể đến là do yếu tố tâm lý gây nên. Phụ nữ sau khi sinh con thường phải trải qua những biến động nhất định về tinh thần. Đặc biệt là với những phụ nữ sinh con lần đầu. Lúc này cơ thể có sự đổi khác, sự xáo trộn về sinh hoạt như mất ngủ. Những lo lắng cho em bé, lo lắng về tài chính, ưu phiền về ngoại hình, tâm trạng bất an lần lượt xuất hiện. Thậm chí quan hệ tình dục vợ chồng sau sinh nhiều trường hợp cũng không tốt như trước…Những yếu tố đó dễ tác động khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng stress.

Khắc phục chứng nói nhịu ở phụ nữ

Để chữa khỏi bệnh “nói nhịu” cho phụ nữ sau sinh là điều rất khó khăn. Chị em chỉ có thể khắc phục được bằng cách suy nghĩ trước khi nói, nói chậm rĩa, tránh nói nhanh vì chúng dễ xảy ra tình trạng nói nhịu. Ngoài ra, các bạn cũng nên nói những câu đơn giản. Hãy tránh dùng những từ mà mình hay nói nhịu. (Bởi thực tế có rất nhiều chị em chỉ nói nhịu một từ)

Sau khi sinh, chị em cũng nên kiêng cữ cho phù hợp. Dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định được việc kiêng nói sau sinh có thể phòng được bệnh nói nhịu. Thế nhưng chúng giúp chị em đỡ mất sức hơn, đỡ mệt mỏi hơn. Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ yếu đi rất nhiều. Chị em cần phải hạn chế tình trạng nói nhiều để nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Tránh cho bản thân mắc hội chứng suy nhược thần kinh.

Không chỉ riêng người phụ nữ cần cố gắng vượt qua mà rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân trong gia đình. Đặc biệt là người chồng nên quan tâm chăm sóc và chia sẻ công việc với người vợ. Hãy tạo cho họ có được sự thoải mái nhất định về tâm lý thì sẽ hạn chế được tình trạng trên.

Nguồn : bau.vn

  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.