Nước ối đục có nguy hiểm không? Cách khắc phục khi nước ối bị đục

Nước ối là môi trường giàu dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ phôi thai trong suốt thai kỳ. Hiểu đường tầm quan trọng của nước ối đối với thai nhi.

Nguyên nhân nước ối bị đục là gì?

Nước ối không chỉ giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi thai mà còn có chức năng bảo vệ thai nhi tránh khỏi các sang chấn, va chạm. Quan trọng nhất là nước ối tạo môi trường vô trùng để bảo vệ bé. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối thường có màu trắng trong, nhưng khi thai nhi càng lớn thì màu sắc của nước ối sẽ chuyển dần sang màu trắng đục. Tình trạng nước ối bị đục thường xảy ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng cũng có một số trường hợp nước ối bị đục khi mới mang thai 3 tháng.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đục nước ối vào khoảng cuối tuần thứ 37 là do thai nhi thải chất gây vào buồng ối. Chất gây này được hình thành từ các tế bào chết trên da, niêm mạc mạc miệng/ hô hấp/ đường niệu…của phôi thai. Khi thai càng lớn thì mức độ bong tróc càng nhiều dẫn đến nước ối đục. Hiện tượng này cho biết con đang lớn lên mỗi ngày, nên nếu nước ối có đục trong trường hợp này thì cũng không có gì đáng lo ngại đâu các mẹ nhé.

Nguyên nhân thứ hai khiến nước ối đục có thể do bé thải phân su trong buồng ối. Với trường hợp này thai nhi có thể bị thiếu oxy khiến cơ vòng hậu môn giãn và đẩy phân su vào buồng ối. Khi đó, mẹ cần phải đi khám thai và kiểm tra ngay.

Nước ối đục có ảnh hưởng gì tới mẹ và bé

Nếu nưới ối đục vào tháng cuối của thai kỳ thì mẹ có thể yên tâm vì sẽ không gây hại gì cho em bé.

Nhưng nếu nước ối bị đục do bé thải phân su trong buồng ối thì mẹ bầu phải đến viện kiểm tra vấn đề suy thai tránh dẫn đến tình trạng chết lưu thai hoặc sinh non. Nếu chỉ bị suy thai tạm thời cũng cần phải được theo dõi để tránh tái phát hay suy thai cấp tính khi chuyển dạ.

Trên thực tế, vấn đề nguy hiểm xảy ra khi thai nhi bị sặc hoặc ngạt nước ối trong hay sau khi sinh dẫn đến tắc nghẽn đường thở khiến sự trao đổi khí rối loạn và gây suy hô hấp nặng. Nhưng nếu nước ối bị nhiễm phâm su thì mức độ nguy hiểm lại càng cao gây ra tình trạng viêm phổi, bội nhiễm, nhiễm trùng phổi. Nguy hiểm hơn nữa là bị xẹp phổi, thiếu oxy trầm trọng.

Tuy nhiên, nếu kịp thời rút dịch phân su cho bé qua nội khí quản, làm sạch đường hô hấp thì có thể ngăn chặn được những biến chứng này.

Cách khắc phục nước ối bị đục

Có rất nhiều mẹ bầu khi gặp tình trạng nước ối đục đã nghe theo kinh nghiệm dân gian là uống thật nhiều nước dừa, nước mía để nước ối trong trở lại.

Còn có rất nhiều mẹ muốn sinh sớm vì không muốn con phải sống trong môi trường nước ối đục. Điều này chỉ khiến bé có nguy cơ bị suy hô hấp cao hơn mà thôi.

Vậy, khi phát hiện nước ối đục, mẹ bầu cần phải tuân thủ những điều dưới đây:

– Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: Nhiều mẹ khi gặp phải tình trạng này đều rất lo lắng cho con làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn: Khi phát hiện nước ối đục, mẹ bầu phải kiểm tra đúng theo lịch trình bác sĩ đã chỉ định. Điều này giúp theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

– Có một chế độ nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Lúc này mẹ nên uống nước thật nhiều để oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tốt. Ngoài ra, mẹ nên nằm ngủ nghiêng bên trái và ngủ đủ giấc… Tuyệt đối không nằm ngửa hay cúi thấp người…

– Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía bởi điều này còn khiến lượng đường trong máu tăng.

– Không ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.

Nguồn : bau.vn