Phân biệt tắc tia sữa và áp xe ngực sau sinh, khó hay dễ?

Tắc tia sữa và áp xe ngực đều là những tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Dù là những bệnh lý khác nhau nhưng chúng lại có liên quan mất thiết với nhau.

Tắc tia sữa và áp xe ngực khiến nhiều mẹ bỉm phải đau đầu. Nhưng nhiều bà mẹ lại không biết rằng tắc tia sữa chính là yếu tố dẫn đến áp xe vú.

1. Tắc tia sữa sau sinh

Các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi theo ốn dẫn sữa chảy về xoang chứa sữa sau quầng vú. Khi con bú hoặc có tác động lực mút thì sữa sẽ bị chảy ra ngoài. Nhưng do sự chèn ép bên ngoài hay lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc. Khi trẻ ú sữa có thể không chảy ra hoặc ra với một lượng rất ít. Đây chính là hiện tượng tắc tia sữa

Tình trạng tắc tia sữa có thể xảy ra thường xuyên trong suốt thời gian cho con bú. Vào những ngày đầu sau sinh thì sẽ rất dễ bị tắc tia sữa.

Biểu hiện của tắc tia sữa

  • Bầu ngực căng, cứng và đau. Mức độ đau ngày càng tăng lên khiến người mẹ vô cùng khó chịu và đau đớn.
  • Khi sờ vào ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng xung quanh.
  • Sữa không chảy ra khi con bú hoặc tiết ra rất ít.
  • Với tình trạng này người mẹ còn có thể phát sốt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa

  • Các đầu tia sữa ở núm vú người mẹ chưa được làm thông.
  • Lượng sữa bị dư nhiều do bé bú mẹ quá ít.
  • Núm vú bị tổn thương khiến vi khuẩn xâm nhập do con bú mẹ không đúng cách.
  • Núm vú phẳng hoặc bị thụt vào trong làm cản trở sữa thoát ra và gây khó khăn cho bé trong quá trình bú mẹ.
  • Chưa biết cách vệ sinh núm vú sau khi trẻ bú
  • Vệ sinh lưỡi và miệng của trẻ chưa sạch vô tình khiến vi khuẩn từ miệng bé tấn công núm vú
  • Sau khi trẻ bú xong thì vẫn dư lượng sữa nhất định và người mẹ không vắt lượng sữa này ra.

Khi thấy biểu hiện tắc tia sữa mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để làm thông ống dẫn sữa để sữa tiết ra. Nếu không thấy tình trạng tắc tia sữa được cải thiện cần bác sĩ tư vấn thêm.

Tắc tia sữa khiến trẻ không có đủ sữa để bú no và khiến người mẹ đau đớn, khó chịu. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời còn có thể dẫn đến áp xe vú rồi nhiễm trùng, viêm nhiễm nghiêm trọng.

2. Tình trạng áp xe vú

Tình trạng tắc tia sữa khá giống với áp xe vú. Tuy nhiên, khi bị áp xe ngực người mẹ sẽ sờ thấy cục cứng là ổ áp xe. Bên trong ngực còn có nang chứa mủ và xung quang là các mô viêm nhiễm. Khi bị áp xe bầu ngực người mẹ sẽ bị tấy đỏ, sưng to, đau rát và nhức sâu hơn so với tắc tia sữa.

Tắc tia sữa trở thành áp xe ngực do không điều trị kịp thời tình trạng viêm tuyến vú.

3. Thời gian để tắc tia sữa trở thành áp xe ngực

Sữa bị ứ đọng trong do tắc tia sữa trong bầu ngực quá lâu dẫn đến viêm tuyến vú. Và khi viêm tuyến vú không chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn áp xe. Theo như các chuyên gia thì để từ tắc tia sữa sang viêm tuyến vú và chuyển sang áp xe mất 4 tuần.

Do vậy, nếu thấy mình có biểu hiện tắc tia sữa chị em nên thông sữa càng sớm càng tốt. Khi mà sữa được thông ra sẽ làm giảm tình trạng tắc và giảm rủi ro phát triển thành ổ áp xe.

Nguồn : bau.vn