Tình trạng mẹ bầu ra nước ối nhưng không đau bụng là một biến động quan trọng trong thai kỳ. Nó sẽ trở thành vấn đề đáng lo khi mẹ bầu chưa bước vào những tuần cuối của thai kỳ. Vậy nếu gặp phải tình ra nước ối nhưng không đau bụng là một biến động quan trọng trong thai kỳ. Nếu gặp phải trường hợp này, mẹ bầu cần làm gì để tốt cho mẹ và thai nhi?
Ra nước ối nhưng không đau bụng là gì?
Tất cả chúng ta đều biết nước ối có vai trò quan trọng như thế nào đối với thai nhi. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ bất thường nào thì cần phải cần được chú ý và can thiệp kịp thời.
Tình trạng mẹ bầu tuy không đau bụng nhưng lại bị ra nước ối đó chính là dấu hiệu của rỉ nước ối. Tình trạng này dễ xảy ra ở những mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa, dẫn tới tình trạng viêm màng ối hay mang đa thai, bị đa ối, ngôi thai bất thường hay khung xương chậu hẹp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ bầu sức khỏe hoàn toàn bình thường cũng bị rỉ nước ối.
Vậy còn có những trường hợp nào? Đó là tình trạng vỡ nước ối, nước ối chảy ra âm đạo. Lượng nước ối chảy ra ít nhưng có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Cũng có trường hợp gặp phải tình trạng có cảm giác một dòng nước chảy ra âm đạo nhanh và mạnh. Tình trạng này rất có thể khiến nhiều mẹ nhầm tưởng bị són tiểu vì không thấy đau bụng.
Mách mẹ cách nhận biết bị rỉ nước ối tại nhà
Nếu mẹ bầu cảm thấy nghi ngờ nước chảy ra âm đạo là nước ối thì có thể kiểm tra xem đó có phải nước màu trắng hoặc trong không. Trong khi đó nước tiểu là màu vàng hoặc vàng nhạt. Bên cạnh có các mẹ cũng có thể dùng giấy quỳ để kiểm tra, nếu giấy quỳ màu xanh đó là nước ối.
Vậy nguyên nhân rỉ nước ối nhưng không đau bụng là gì?
Ra nước ối nhưng không đau bụng có thể do chuyển dạ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ra nước ối rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi, làm nhiễm trùng thai, sảy thai. Nguyên nhân là do: Chấn thương do khám phụ khoa, hoặc do quan hệ tình dục không đúng cách.
Mẹ bầu làm gì khi bị vỡ ối nhưng không đau bụng?
1. Mẹ bầu bị ra nước ối nhưng không đau bụng ở tuần thai thứ 37 trở đi
Lúc này, nếu bị ra ối nhưng không đau bụng từ tuần thai thứ 37, bạn nên sắp xếp vật dụng để chuẩn bị sinh. Bé có thể chào đời trong vòng 24 giờ, kể từ khi vỡ ối.
2. Mẹ bầu bị vỡ ối nhưng không đau bụng khi chưa tới 37 tuần thai
Lúc này, thai nhi đang bị nguy hiểm, có thể phải sinh non.
Các mẹ nên làm những việc dưới đây để tránh tình trạng dỉ nước ối xảy ra sớm:
- Hạn chế quan hệ tình dục, hoặc chỉ nên quan hệ tình dục đúng cách trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Không thụt rửa âm đạo khi đi vệ sinh.
- Nên tắm đứng thay cho tắm trong bồn. Việc tắm trong bồn sẽ khiến mẹ có nguy cơ nhiễm trùng ối rất cao.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối hoặc nước ấm rồi dùng khăn lau khô.
- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để sớm phát hiện tình trạng bất thường của mẹ bầu.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Nguồn : bau.vn