Rau mùi tàu: Ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe

Rau mùi tàu không chỉ là gia vị phổ biến trong ẩm thực của người Việt mà nó còn giúp chữa bệnh sỏi thận hiệu quả.

Rau mùi tàu có thể là phương pháp phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Trong quá trình áp dụng cách trị sỏi thận bằng lá ngò gai, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất ổn nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Bên cạnh khả năng trị sỏi thận, tác dụng của rau ngò gai còn có thể phát huy khi điều trị các vấn đề sức khỏe khác.

Chữa nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay còn gọi là lở loét bên trong miệng khiến bạn khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi thưởng thức món ăn.

Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần dùng khoảng 10gram rau ngò gai và 10gr lá húng chanh rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, bạn cắt nhỏ lá ngò gai, nhai kỹ cùng lá húng chanh rồi nuốt từ từ.

Làm tan đờm

Một trong những công dụng của lá ngò gai là giúp tan đờm. Để tận dụng lợi ích này, người bệnh có thể xay hoặc giã rau ngò gai sống cùng một ít nước lọc. Sau đó chắt lấy nước, hòa thêm một ít muối rồi uống từ 1-2 lần mỗi ngày. Nước chắt từ lá ngò gai xay nhuyễn sẽ làm long đờm và tống đẩy các chất đờm nhầy ứ đọng trong đường thở.

Làm xẹp vết sưng, bầm tím do té ngã

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị sưng đau, bầm tím do té ngã, bạn hãy lấy vài chiếc lá ngò gai giã nát rồi đắp lên vết sưng đau, bầm tím để khắc phục.

Tác dụng của lá ngò gai trong việc làm xẹp vết sưng chỉ áp dụng cho trường hợp chấn thương phần mềm. Nếu bạn té ngã bị bong gân hoặc hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng khác về xương khớp, hãy đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp.

Rau mùi tàu là gia vị rất phổ biến. Bạn có thể tìm thấy nó ở nhiều vùng miền trên đất nước ta. Dù sử dụng ngò gai trị sỏi thận hoặc tận dụng tác dụng của rau ngò gai trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe khác, bạn cũng cần “lắng nghe” cơ thể mình. Bất kỳ biểu hiện khác thường nào sau khi ăn hoặc uống nước từ lá ngò gai cũng được xem là hiện tượng kích ứng hoặc dị ứng. Bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Nguồn : bau.vn

  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…