“Refresh” lại cơ thể sau khi sinh mổ

(bau.vn) Mặc dù sinh thường có nhiều lợi hơn cho mẹ & thai nhi, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ.

Ngoài những trường hợp bắt buộc do không thể sinh thường, thì cũng có một số trường hợp do sợ đau, sợ không nguyên vẹn làm ảnh hưởng hạnh phúc, hay muốn em bé chào đời đúng giờ để làm ăn phát đạt.

•    Sinh mổ có ưu điểm nhanh, gọn, không phải theo dõi lâu, nhưng lại nhiều rủi ro: thai phụ mất nhiều máu, đau nhiều sau khi mổ, có thể gặp tai biến khi gây mê, gây tê, có nguy cơ cao nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng vết mổ, tụ máu dưới vết mổ, nguy cơ biến chứng tắc ruột, dính ruột sau này, lần mang thai sau có nguy cơ bánh nhau bám lên vết mổ gây nhau cài răng lược …
•    Sinh mổ, người mẹ không thể cho em bé bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, do vậy không tận dụng được sữa non (có lượng kháng thể IgA chống nhiễm trùng tiêu hóa rất cao).
•    Sinh thường sẽ khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc phục hồi tử cung sau khi sinh. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân cần phải có chế độ chăm sóc sau sinh đặc biệt dành cho các mẹ sinh mổ.

Kiêng cữ sau khi sinh mổ

Tuy sinh mổ không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện, nhưng sản phụ sinh mổ vẫn cần  chú ý những điều sau :

•    Nên nằm nghiêng, có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) vì khi nằm ngửa sẽ cảm thấy rất đau ở vết mổ.

•    Không nằm yên tĩnh, cố định : Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau 24h thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc.

•    Không nên ăn no : Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

•    Chú ý nước bẩn bài tiết ra : Nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục kém thì nước ối vỡ sẽ tích chứa trong tử cung, bài tiết mà dẫn tới bị viêm nhiễm. Nên mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.

•    Chú ý có hay không viêm nhiễm vết mổ : nếu khi không hoạt động, vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.

•    Đại tiểu tiện kịp thời : Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón.

•    Không nên làm việc gia đình sớm : Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau sinh mổ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.

•    Không nên ăn cá : theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.

•    Phòng trị cảm mạo : Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị cảm mạo, bởi như thế sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể xuống rất thấp, vết thương dễ bị viêm nhiễm.

•    Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ : Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa làmh cùng với âm đạo cần  được thường xuyên giữ vệ sinh, không được bôi thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ.

“Tanamera,  thảo mộc dành cho mẹ khi mang thai & sau sinh” xin giới thiệu các sản phẩm cần thiết chăm sóc sản phụ sau khi mổ , trị giá 1.200.000 đ

1.   Dầu massage thảo dược dùng để massage cơ thể giúp giữ ấm cơ thể, máu huyết lưu thông, thải độc tố  & giảm đau nhức mỏi.
2.   Thảo dược tắm giúp cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh & đỡ nhức mỏi.
3.   Thảo dược vệ sinh & xông vùng kín giúp sát khuẩn & vệ sinh vùng âm đạo, giải tỏa những khó chịu & mùi hôi.

Tặng “túi muối thảo dược” có thành phần gồm muối hột, gừng & ngải cứu, giúp giảm đau & săn chắc vùng bụng

Nhà sản xuất: Tanamera Malaysia
Nhà phân phối tại Việt Nam: Cty TNHH Quốc Hưng
178A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Phú Nhuận, Tp. HCM
Tel: 399 71305 ; www.sausinh.com

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?