Rụng tóc sau sinh và những cách cải thiện hiệu quả

Rụng tóc sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà nhiều mẹ có thể gặp phải.

Cùng bau.vn tìm hiểu nguyên nhân và một số cách cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau sinh

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai và sau sinh chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc. Trong thai kỳ, nồng độ hormone estrogen của bà bầu tăng cao đồng thời khiến cho tốc độ rụng tóc bình thường chậm hơn. Nó sẽ giúp cho mái tóc của phụ nữ mang thai có thể trở nên dày hơn và thường thể hiện rõ nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Nhưng sau khi sinh, lượng hormone estrogen của mẹ sẽ giảm xuống rất nhanh. Nó khiến cho mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn rụng tóc. Bên cạnh đó, bởi có khá nhiều tóc rụng cùng một lúc nên các mẹ thường có cảm giác tóc mình rụng nhiều hơn bình thường.

Ngoài thay đổi nội tiết tố,  cũng các mẹ sau sinh cần quan tâm đến một số nguyên nhân rụng tóc như:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ khiến cơ thể tiết ra hormone prolactin kích thích bài tiết sữa tuy nhiên lại ức chế estrogen và làm cho tóc dễ rụng hơn.
  • Trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú, nguồn dưỡng chất từ cơ thể mẹ sẽ được sử dụng để nuôi em bé. Chính vì vậy, nếu như mẹ không ăn uống đầy đủ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thì nó cũng sẽ trở thành nguyên nhân rụng tóc.
  • Trong một số trường hợp, sự căng thẳng và mệt mỏi sau sinh cũng là nguyên nhân khiến các mẹ rụng nhiều tóc.

Một số phương pháp cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh hiệu quả

Hạn chế tạo kiểu tóc

Trong thời gian cho con bú, chị em nên hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, máy duỗi tóc, uốn tóc… để tạo kiểu tóc. Như vậy sẽ giúp các mẹ tránh được các yếu tố tác động làm cho tóc rụng nhiều hơn. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý đến thói quen chăm sóc tóc hàng ngày bao gồm nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu, không dùng máy sấy quá lâu để hong khô hoặc làm phồng tóc, không buộc tóc quá chặt, chải tóc nhẹ nhàng bằng lược răng thưa…

Ăn uống đủ chất và bổ sung vitamin

Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất bao gồm nhiều loại rau củ quả, thịt, trứng, cá… là một phương pháp giúp cơ thể luôn được bổ sung dinh dưỡng. Từ đó có thể khiến tóc chắc khỏe hơn. Ngoài ra, nếu có ý định bổ sung viên uống vitamin (vitamin B, B7, C,…) trước và sau sinh để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như hạn chế nguy cơ rụng tóc kéo dài thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng dầu gội làm phồng tóc

Tuy dầu gội và dầu xả không có tác dụng giúp điều trị rụng tóc nhưng các mẹ sau sinh có thể cân nhắc sử dụng dầu gội giúp làm phồng tóc như một giải pháp hỗ trợ để khiến tóc trông bóng mượt và dày hơn. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cũng không nên lựa chọn những loại dầu gội hoặc dầu xả dưỡng ẩm chuyên sâu bởi các tinh chất có trong sản phẩm này có thể làm mái tóc trở nên nặng nề hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Trầm cảm sau sinh không chỉ là nỗi buồn – mà là lời kêu cứu thầm lặng cần được ôm lấy

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10–15% phụ nữ sau sinh có thể trải qua trầm cảm, với các biểu hiện như: buồn bã kéo dài, mất hứng thú, lo âu cực độ, mất ngủ, và trong một số trường hợp nặng – có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.Nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn quá trình gắn bó giữa mẹ và con, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc, nhận thức và an toàn của đứa trẻ.