Siêu âm Doppler thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết

Siêu âm Doppler thai nhi giúp cho các bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi để có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

Cùng bau.vn tìm hiểu về siêu âm Doppler thai nhi trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu siêu âm Doppler thai nhi là gì?

Đây là một kỹ thuật không xâm lấn được sử dụng để ước tính lưu lượng máu qua các động mạch và tĩnh mạch chính. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp ước tính tốc độ chảy của máu bằng cách đo tốc độ thay đổi tần số sóng siêu âm.

Khi siêu âm Doppler, bác sĩ sẽ sử dụng một một thiết bị cầm tay được gọi là bộ chuyển đổi lăn nhẹ qua da bụng thai phụ. Bộ chuyển đổi này có thể gửi và nhận các sóng âm thanh được khuếch đại qua micro. Các sóng âm thanh tần số cao (hay còn gọi là siêu âm) dội lại từ các vật thể rắn, bao gồm cả các tế bào hồng cầu đang lưu thông. Sự di chuyển của các tế bào máu tạo ra sự thay đổi cao độ của sóng âm phản xạ. Đó chính là hiệu ứng Doppler. Trong trường hợp máu không chảy thì cao độ không thay đổi. Khi đó kết quả được hiển thị trên màn hình máy tính dưới dạng đường, gọi là dạng sóng.

So với siêu âm thông thường dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh, siêu âm Doppler đặc biệt hơn vì có khả năng hiển thị được lưu lượng máu trong cơ thể.

Trong suốt thai kỳ, siêu âm Doppler thai nhi được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề có thể xuất hiện khi mang thai cũng như kiểm tra sức khỏe thai nhi thông qua quan sát lưu lượng máu của các bộ phận dưới đây:

  • Các tĩnh mạch, động mạch rốn
  • Não của thai nhi
  • Tim thai
  • Động mạch chủ của cơ thể thai thi
  • Nhau thai
  • Các cơ quan khác của thai nhi
  • Mạch máu tử cung của bà bầu

Mục đích của siêu âm Doppler trong thai kỳ

Siêu âm Doppler thai nhi giúp giảm thiểu rủi ro cho thai nhi thông qua việc kiểm tra lưu lượng máu bình thường ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Phương pháp siêu âm này giúp đo lường lượng máu ở từng bộ phận trong cơ thể thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét lượng máu lưu thông là bình thường hay bất thường, cho thấy thai nhi có đang hấp thụ đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng quan sát và đánh giá tình trạng lưu thông máu trong động mạch và tĩnh mạch để đưa ra kết luận về các vấn đề như tắc nghẽn mạch máu. Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ sự tắc nghẽn nào, siêu âm Doppler thai nhi có thể giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân do mạch máu bị hạn chế, thiếu máu hồng cầu hình liềm hay bất đồng nhóm máu RH.

Ngoài ra, siêu âm Doppler còn giúp phát hiện sớm các vấn đề của mẹ bầu và thai nhi. Từ đó có thể sớm áp dụng các biện pháp can thiệp lâm sàng giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng và tử vong chu sinh.

Hơn nữa, kỹ thuật này cũng giúp chẩn đoán và sàng lọc một số dị tật, bất thường ở thai nhi. Nó có thể đo được các chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa của thai nhi. Từ đó có thể đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi để đưa ra những chỉ định tiếp tục theo dõi hay chấm dứt thai kỳ.

Cuối cùng, siêu âm Doppler thai nhi còn làm giảm nguy cơ mổ lấy thai và kích thích chuyển dạ.

Trong trường hợp nào thì cần đến siêu âm Doppler thai nhi

???????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Siêu âm Doppler thai nhi thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Nhưng trong trường hợp sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi bất thường, các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định siêu âm Doppler sớm hơn.

Nếu các bác sĩ nghi ngờ mẹ bầu hoặc thai nhi có vấn đề về lưu lượng máu hoặc thai nhi đang bị hạn chế tăng trưởng, thiếu oxy của bào thai… thì khi đó siêu âm Doppler sẽ được tiến hành. Bên cạnh đó, thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao cũng cần phải được siêu âm Doppler, bao gồm các tình trạng của mẹ bầu liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

Sau đây là một số trường hợp bắt buộc phải siêu âm Doppler:

  • Mẹ bầu mang đa thai.
  • Bà bầu bị tiểu đường.
  • Bà bầu bị tăng huyết áp, tiền sản giật.
  • Bà bầu mắc bệnh thận mãn tính, tự miễn dịch, rối loạn tim, bệnh huyết khối.
  • Sản phụ có tiền sử bị sảy thai, thai chết trong tử cung.
  • Sản phụ sinh con nhẹ cân trong lần mang thai trước đây.
  • Bà bầu bị béo phì hoặc có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn.
  • Bà bầu đang trong trạng thái prothrombotic (fibrinogen hay nồng độ các chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1 tăng cao trong máu), dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong, từ đó tăng nguy cơ về các bệnh lý tim mạch.
  • Bà bầu bị thiểu ối hoặc đa ối.
  • Bà bầu đang trong giai đoạn truyền máu song thai.
  • Thai nhi chậm tăng trưởng, giảm chuyển động.
  • Thai nhi bị ảnh hưởng bởi các kháng thể Rh do tình trạng không tương thích Rh của mẹ.

Nguồn : bau.vn