Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con sẽ có ít nhiều thay đổi, trong đó “kỳ nguyệt san” sau sinh luôn được chị em đặc biệt chú ý bởi nó liên quan rất chặt chẽ với việc kế hoạch hóa gia đình.

Việc bắt đầu của vòng kinh sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thành phần hormone và thời gian cho con bú đóng vai trò quan trọng.

Thông thường

Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh, và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.

Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.

Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng máu ra sau khi sinh là máu kinh, tuy nhiên đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài, thời gian ra máu tuỳ thuộc cơ thể mỗi người, có kể kéo dài nhất là từ 1 – 2 tháng vì thế bạn nên dùng băng vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

Nhiều chị em cho rằng sẽ không có sự rụng trứng cho đến khi có kinh lại, tuy nhiên cơ thể sẽ bắt đầu sự rụng trứng trong vài tuần sau khi sinh vì thế biện pháp tránh thai trong thời gian này rất quan trọng.

Sự thất thường

Thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu trong 6 tháng sau khi em bé được sinh ra. Nhưng đối với một số phụ nữ, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.

– Sau khi sinh, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và thậm chí là không có kinh. Những thay đổi nội tiết này bao gồm sự tiết prolactin khi cho con bú làm cho hoạt động của cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.

– Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.

– Chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.

– Nhiều phụ nữ tin rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ nguyệt san sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ nguyệt san không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có khả năng xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động.

Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp ngừa thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.

Một số điều nên biết về kinh nguyệt sau khi sinh

Khoảng thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé ở mỗi phụ nữ khác nhau, có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh (khi nào họ dừng cho con bú thì kinh nguyệt trở lại). Và đương nhiên, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, chu kỳ nguyệt san này có thể khá bất thường hoặc khác biệt hẳn so với chu kỳ trước kia lúc bạn chưa mang bầu. Bởi vì kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của các chị em nên các bác sĩ chuyên khoa cũng coi đây là một cách tự nhiên ngăn ngừa sự mang thai thường xảy ra rất gần nhau.

– Ở những “kỳ nguyệt san” sau khi sinh, có thể máu kinh sẽ ra nhiều hơn và gây đau bụng nhiều hơn.

– Trong thời gian cho con bú, bạn nên thận trọng với các biện pháp tránh thai và cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp.

– Những phụ nữ không cho con bú có thể lựa chọn nhiều biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, tính ngày rụng trứng dựa vào vòng kinh…
 

Theo Mangthai

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?