Sữa mẹ sẽ loãng và hết dưỡng chất khi trẻ trên 1 tuổi?

Vào giai đoạn đầu đời của trẻ sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, khi trẻ được 1 tuổi sữa mẹ có còn tốt như vậy không?

Không thể phủ nhận nguồn dinh dưỡng quý giá mà sữa mẹ đem lại cho trẻ nhỏ. Ở nhiều nơi trẻ từ 1 – 3 tuổi vẫn còn bú sữa mẹ. Vậy khi đó sữa mẹ loãng và còn có dưỡng chất giúp trẻ phát triển hay không?

Lợi ích mà sữa mẹ mang lại khi cho trẻ bú trên 1 năm

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong sữa mẹ có nhiều thành phần như vitamin, khoáng chất, axit amin,… cũng nhiều dưỡng chất khác. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ tránh được nhiều loại vi khuẩn, virut độc hai và điều hòa được hệ miễn dịch. Từ đó làm tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ phát riển khỏe mạnh.

Đối với trẻ trên 1 tuổi bú sữa mẹ thì cũng sẽ nhận được những lợi ích tương tự. Sữa mẹ vẫn giúp các bé khỏe mạnh và có một hệ miễn dịch tốt.

Dinh dưỡng

Vì dinh dưỡng trong sữa mẹ dồi dào nên rất tốt cho trẻ nhỏ. Khi trẻ trên 1 tuổi được bổ sung nhiều loại thực phẩm bên cạnh việc bú sữa mẹ nhưng sữa mẹ vẫn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé. Trong đó có những dưỡng chất như: chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Hạn chế bệnh tật

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các bé bú mẹ lâu sẽ ít gặp bệnh cũng như thời gian trị bệnh ngắn hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ ốm sữa mẹ cũng làm ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm dịu sự khó chịu của bé.

Tích cực về mặt phát triển tính cách

Điều này đươc nhiều bà mẹ cho con bú trên 1 năm chứng thực. Theo họ khi trẻ bú sữa mẹ lâu sẽ có sự thân thiện, độc lập, vui vẻ, dễ dỗ dành và có cảm giác an toàn tốt hơn những trẻ khác.

Mặt hạn chế khi cho trẻ bú trên 1 năm

Đối với nhiều người mẹ việc cho con bú lâu hoàn toàn không gặp vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, vẫn có một số bất cập xảy ra khi cho trẻ bú lâu dài

  • Khá tốn thời gian và mất tự do.
  • Nhiều khi người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất sức.
  • Làm ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và tình dục của vợ chồng.
  • Có ít thời gian chăm sóc và chơi cùng những đứa con khác của bạn.

Khi nào nên cho trẻ ngưng bú mẹ

Với 6 tháng đầu đời của trẻ nhiều chuyên gia khuyến khích nên cho bú mẹ hoàn toàn. Trong 6 tháng tiếp theo vẫn cho bé bú mẹ kết hợp bổ sung dưỡng chất từ việc ăn dặm. Khi trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ ngưng bú. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn muốn bú thì nên cho trẻ tiếp tục dùng sữa mẹ.

Theo nhiều chuyên gia trẻ có thể dùng sữa mẹ liên tục đến khi 3 tuổi. Và theo nhiều nghiên cứu chưa có bằng chứng chứng minh việc trẻ sử dụng sữa mẹ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, kiềm hãm sự phát triển. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cho con bú từ khi chào đời đến khi bé 3 tuổi.

Có phải trẻ càng lớn sữa mẹ sẽ loãng và ít dinh dưỡng?

Điều này có thể coi là đúng. Những dinh dưỡng trong sữa mẹ dần giảm sút khi trẻ được 6 – 24 tháng. Sữa mẹ loãng hơn làm lượng dưỡng chất và kháng thể sẽ ít dần đi. Chính vì vậy, nhiều ngưỡi đã cho trẻ cai sữa trong giai đoạn này. Tuy về mặt chất lượng sữa có giảm nhưng sữa mẹ vẫn rất tốt và có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Bởi vì trong sữa mẹ có một chất đạm đặc biệt là Casein có khả năng ngăn chặn bệnh tiêu chảy. Chất đạm này cũng giúp trẻ không bị viêm tai, dị ứng và nhiễm trùng hô hấp. Do đó, trẻ vẫn có thể dùng sữa mẹ dù dưỡng chất có giảm đi.

Còn đối với trẻ mẹ muốn cai sữa cần cho trẻ tập ăn dặm tốt để có thể cắt hẳn nguồn sữa. Điều này sẽ giúp trẻ không cảm thấy thèm và hụt hẫng khi đang bú quen.

Trên đây là những thông tin bổ ích mà bau.vn chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn. Giúp bạn có lựa chọn đúng đắn với việc cho con bú lâu dài hay cho bé ngưng bú lúc 1 tuổi.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?