Tại sao các “thượng đế” xếp hàng cả tiếng chờ… “ăn dép”

Sau cơn sốt bánh đồng xu, lạp xưởng nướng đá, món bánh dép đang khiến giới trẻ TPHCM "phát cuồng".

Gần 16h tại góc đường Phạm Văn Xảo (quận Tân Phú, TPHCM), lượng khách kéo đến quán trà sữa – ăn vặt của chị Trần Thị Hồng Điệp (25 tuổi) ngày càng đông.

Dù trời nóng bức, không ít người vẫn kiên nhẫn đứng chờ với hy vọng mua được hộp bánh hình chiếc dép đang “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội.

Không chỉ có người dân khu vực lân cận, một số thực khách còn lặn lội hàng chục cây số chỉ để mua bằng được chiếc bánh dép “hot trend” (xu hướng thịnh hành).

Nói về những chiếc bánh nóng hổi vừa ra lò, chị Điệp khẳng định mình là người đầu tiên đưa món bánh dép về Việt Nam. Theo chị, bí quyết khiến món bánh này gây sốt nằm ở hình dáng độc đáo, trông như chiếc dép thật.

“Bánh này thực ra giống bánh đồng xu, chỉ khác là có khuôn hình chiếc dép. Điều khiến bánh gây sốt là vì hình ảnh này vốn rất quen thuộc trong câu nói đùa trên mạng “cho ăn dép”, giờ thì dép thực sự có thể ăn được”, chị Điệp chia sẻ.

Bánh có hình chiếc dép khiến các bạn trẻ vô cùng thích thú

Chị cho biết đã bắt gặp loại bánh này được bán ở Nhật và quyết định tìm đặt mua khuôn về Việt Nam thử nghiệm.

“Quán mở cửa từ 9h mỗi ngày. Bánh có 8 loại nhân, từ phô mai trứng muối, phô mai dừa nướng, phô mai khoai môn, phô mai rong biển đến chà bông… Nhưng mỗi khi khách quá đông, tôi chỉ nhận bán bánh phô mai để tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn”, chị nói.

Ban đầu, quán của chị Điệp chủ yếu bán sỉ, mỗi ngày cho ra lò khoảng 600-700 chiếc. Nhưng chỉ sau vài hôm, khi món ăn này trở thành xu hướng, số lượng bánh bán ra tăng vọt, đạt gần 1.000 chiếc/ngày.

Chị Điệp chủ quán bánh “chiếc dép”

“Hầu hết món ăn theo xu hướng trước đây chỉ thu hút giới trẻ, nhưng với bánh dép, khách hàng rất đa dạng vì có cả cô chú lớn tuổi”, chị Điệp kể.

Hiện tại, quán chỉ có 2 máy nướng, mỗi mẻ mất 4 phút để làm ra 4 chiếc bánh/máy. Vì vậy, khách thường phải chờ khá lâu. Để đáp ứng nhu cầu, chị Điệp đã đặt thêm 2 máy nướng mới nhưng phải chờ hơn 10 ngày nữa mới có hàng.

Trước đây, quán của chị Điệp chuyên bán các món theo xu hướng như bánh mây, lạp xưởng nướng đá, xúc xích phô mai, latte sữa hạt, sữa gấu… nhưng bánh dép là món “hot” nhất ở đây.

Không chỉ có ngoại hình ấn tượng, bánh dép còn chinh phục thực khách bằng hương vị béo thơm. Khi vừa nướng xong, lớp vỏ bánh mềm mịn, tỏa hương bơ sữa hấp dẫn. Nhân bánh đầy phô mai mozzarella béo ngậy, khi xé bánh tạo hiệu ứng kéo sợi.

Một số thực khách cho biết bánh dép có hương vị tương tự bánh đồng xu, không quá khác biệt. Ngoài ra, nếu để lâu, vỏ bánh sẽ trở nên cứng hơn, mất đi độ mềm dẻo ban đầu. Nhân phô mai khi nguội cũng không còn độ kéo sợi.

Thế nên, thực khách nên ăn ngay khi bánh còn nóng hổi mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị của… “chiếc dép”.

Việc nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian hơn cả tiếng đồng hồ để xếp hàng, chỉ để được cầm trên tay chiếc bánh, khiến bánh dép đang trở thành một trong những món ăn vặt đáng thử nhất tại TPHCM.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.