Tết Thanh minh là khái niệm trong lập lịch của các nước phương Đông, chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Thanh minh là một trong số hai mươi tiết khí xuất hiện khi kết thúc xuân phân.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh minh
Nguồn gốc Tết Thanh minh
Tết Thanh minh (Tiết Thanh minh) bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa lúc vua Tấn Văn Công gặp loạn lạc và phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Trong thời gian lưu vong này, ông được vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Ông đã được hộ tống và hiến kế để trốn nạn. Vượt qua bao nhiêu khó khăn trên đường vị hiền sĩ đều dốc lòng bảo vệ vua, thậm chí cắt phần thịt ở chân mình để cứu vua khỏi chết đói. Mặc dù mang lòng cảm kích nhớ ơn người hiền sĩ này nhưng khi đã giành lại được đất nước vua lại quên mất người đã giúp mình năm xưa.
Thay vì truy cứu nhà vua, Giới Tử Thôi cùng mẹ rút về trên núi Điềm Sơn ở ẩn. Trong lúc tức giận nhà vua đã vô tình đốt cháy cả rừng khiến hai mẹ con Giới Tử Thôi chết cháy. Khi biết người mình mang ơn đã mất vua vô cùng đau buồn. Ông ban lệnh cả nước phải kiêng đốt lửa và chỉ ăn đồ nguội trong 3 ngày (3/3 – 5/3 Âm lịch) để tưởng nhớ công lao của Giới Tử Thôi. Từ đó ngày 3/3 âm lịch hằng năm được lấy là ngày Tết Hàn thực, đây cũng là 1 ngày thuộc Tết Thanh Minh để tưởng nhớ sự hy sinh của người đã khuất.
Ý nghĩa của ngày Tết Thanh minh
Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Mọi người thường đi tảo mộ và làm lễ cúng gia tiên. Con cháu sẽ sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn và nhổ cỏ dại. Sau đó người tảo mộ thắp hương, đón vàng mã và đặt hoa. Những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc là lòng thành kính, biết ơn của con cháu với nguồn cội mình.
Những kiêng kị cần tránh
Ngoài việc đi tảo mộ tổ tiên, trong Tết Thanh Minh cần ghi nhớ những điều kiêng kị sau:
- Phụ nữ mang thai không đi tảo mộ. Âm khí ở nơi nghĩa trang sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Thậm chí mẹ và thai nhi có thể gặp vấn đề về sức khỏe nếu đi tảo mộ.
- Không chụp ảnh, cười đùa ở nơi tảo mộ. Tự ý chụp ảnh có thể dẫn rước khí xấu, mất cân bằng âm dương. Cười đùa, mắng chửi ở ngoài mộ cũng là điều cực kị. Không nên ăn uống nói cười tại mộ phần vì thể hiện sự bất kính với người đã khuất.
- Không để tóc che trán. Trong quan niệm của người cổ đại xưa, vầng trán chính là nơi tượng trưng cho “đèn trời”. Vào dịp Tết Thanh Minh, dùng tóc che trán sẽ khiến “đèn trời” không được tỏa sáng. Điều này dẫn đến kích động tà khí, cuộc sống không suôn sẻ và thuận lợi.
- Không đi một mình nơi vắng vẻ. Mộ phần tổ tiên của một số gia đình được đặt ở xa nơi ở, hẻo lánh, ít người qua lại. Theo quan niệm phong thủy, đi tảo mộ ở những nơi vắng vẻ sẽ dễ nhiễm tà khí. Nếu như thật sự cần đi, nên đi nhiều người.
- Kiêng mua giày dép. Tết Thanh Minh không nên mua giày. Trong tiếng Trung “giày” và “trừ tà” đọc giống nhau. Chính vì thế mua giày dép đồng nghĩa với việc rước vận xui vào người.
Theo lịch 2022, tiết Thanh minh sẽ rơi vào ngày 5/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch) và kéo dài đến 20/4 khi bắt đầu tiết Cốc Vũ.
Nguồn : bau.vn