Thai nhi còi cọc, kém phát triển khi mẹ bầu có những thói quen tai hại sau

Những thói quen xấu của mẹ bầu khiến thai nhi kém phát triển về trí tuệ, tính cách, thói quen sau này của bé. Cùng Bau.vn tìm hiểu nhé!

1. Thai nhi kém phát triển khi mẹ hay gắt gỏng, căng thẳng

Chúng ta đều biết rằng tích cách của thai nhi bị ảnh hưởng trực tiếp từ tính cách và tâm trạng của mẹ bầu. Các nghiên cứu cho rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.

Nếu mẹ bầu thường xuyên ủ rũ, chán nản hay buồn bã thì đứa trẻ sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười và cũng buồn như mẹ.

Việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết. Mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống, đồng thời nên chăm chỉ tập luyện thể thao.

Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập những môn thể thao mình yêu thích. Nếu mẹ thực sự cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tâm sự với người thân, bạn bè. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cũng nên cải thiện tâm trạng bằng cách xem phim hài, đọc truyện cười hoặc làm những hoạt động mình yêu thích… sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.

2. Tư thế nằm ngủ không đúng

Nếu có thói quen nằm sấp, nằm ngửa hoặc ôm gối ngủ thì khi mang bầu, bạn nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon và an toàn cho thai kỳ.

Đến tam cá nguyệt thứ 2, tư thế nằm nghiêng là phù hợp nhất vì lúc này nước ối của mẹ bầu khá nhiều. Tư thế này sẽ giúp hạn chế áp lực lên bào thai, có thể kê chân lên gối nếu cảm thấy phần chân nặng nề.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung thường quay về phía bên phải vì vậy nên nằm nghiêng bên trái để làm giảm áp lực cho vùng xương chậu.

Tư thế nằm ngửa khi mang thai hoàn toàn không tốt và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Vì nó gây chèn ép cột sống của mẹ, hạn chế quá trình lưu chuyển máu và oxy đến thai nhi khiến cho thai nhi dễ bị còi cọc, chậm lớn, thậm chí là làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu.

3. Chế độ ăn uống không khoa học khiến thai nhi kém phát triển

Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Việc cơ thể mẹ nạp quá nhiều chất béo hoặc chất kích thích sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường, dễ dẫn đến béo phì hoặc các bệnh dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu quá kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, thai nhi sinh ra còi cọc, nhẹ cân, không được khỏe mạnh.

Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cố gắng ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và nghỉ ngơi. Tránh việc thức khuya, sử dụng các chất kích thích, ăn uống không có giờ giấc và ăn gộp bữa.

4. Không thai giáo

Việc giao tiếp với thai nhi là cần thiết. Thai giáo được bố mẹ áp dụng nhằm tạo môi trường phát triển tốt cho con từ trong bụng mẹ, kích thích sự phát triển về tinh thần và thể xác và tạo mối liên hệ tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi.

 

Không có cột mốc nào để xác định thời gian thai giáo. Bố mẹ nên căn cứ vào sự phát triển về Thính giác, Khứu giác, Vị giác… của con để chọn phương pháp thai giáo. Thai giáo không chỉ có tác dụng với bé, mà nhờ thai giáo, cảm xúc của mẹ bầu trở nên tốt hơn, ổn định hơn.

 

Nguồn : bau.vn