Thời điểm nào là lý tưởng để tập cho bé ăn cơm, mẹ đã biết chưa?

Sai lầm trong việc lựa chọn thời điểm ăn cơm cho con có thể gây rất nhiều nguy hại cho con với các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy mới nói lựa chọn thời điểm cho con ăn cơm không phải vấn đề đơn giản các mẹ ạ. 1. Tác hại của việc tập cho bé ăn cơm sớm Hệ tiêu hóa của trẻ chính là nạn nhân trước hết khi mẹ cho bé ăn cơm quá sớm. Các hệ quả nghiêm trọng này có thể là khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do ăn cơm không đúng thời điểm vì không thấy ngon miệng. Thói quen ngậm thức ăn từ đó cũng hình thành. Cho trẻ tập ăn cơm quá sớm sẽ dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa về sau Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời vẫn là sữa. Một khi bé ăn cơm, lượng sữa cần thiết vì thế cũng bị giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Ăn cơm giúp trẻ cứng cáp đâu không thấy, chỉ […]

Sai lầm trong việc lựa chọn thời điểm ăn cơm cho con có thể gây rất nhiều nguy hại cho con với các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy mới nói lựa chọn thời điểm cho con ăn cơm không phải vấn đề đơn giản các mẹ ạ.

1. Tác hại của việc tập cho bé ăn cơm sớm

Hệ tiêu hóa của trẻ chính là nạn nhân trước hết khi mẹ cho bé ăn cơm quá sớm. Các hệ quả nghiêm trọng này có thể là khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do ăn cơm không đúng thời điểm vì không thấy ngon miệng. Thói quen ngậm thức ăn từ đó cũng hình thành.

Cho trẻ tập ăn cơm quá sớm sẽ dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa về sau

Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời vẫn là sữa. Một khi bé ăn cơm, lượng sữa cần thiết vì thế cũng bị giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Ăn cơm giúp trẻ cứng cáp đâu không thấy, chỉ có hậu quả suy dinh dưỡng phía trước là rất cao.

2. Thời điểm thích hợp để tập cho trẻ ăn cơm

– Sau 19 tháng tuổi, khi trẻ có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn.

– Sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.

– Thông thường tuổi thích hợp để tập cho trẻ ăn cơm bé tròn 24 tháng. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, bé có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát hoặc cháo đặc.

– Không nên tập cho trẻ ăn cơm quá muộn hoặc xay nhuyễn cả cơm và thức ăn dù rằng lúc này trẻ đã quen với việc ăn nuốt một cách dễ dàng. Quên đi phản xạ nhai và một vấn đề hết sức nguy hiểm.

Tuy thế, việc tập cho bé ăn thức ăn thô như người lớn sẽ là một quá trình rất khó khăn, các mẹ nên kiên nhẫn và nghĩ rằng trước kia chúng ta cũng như vậy. Dần thì các bé cũng sẽ vượt qua giai đoạn này và sẽ biết ăn cơm như người lớn.

3. Lưu ý khi cho bé tập ăn cơm

  • Cơm cho bé ăn nên mềm chứ không khô, sống, sượng.
  • Cho bé ăn kèm thực phẩm khác phù hợp với lứa tuổi.
  • Thức ăn giàu đạm như thịt cá nên ninh mềm, cắt nhỏ.
  • Rau quả luộc mềm, cắt nhỏ.
  • Không ép trẻ ăn nhiều cơm, thay vào đó, bé có quyền ăn nhiều thức ăn.
  • Kiên trì khi tập cho con thói quen nhai, nuốt thức ăn.

Mẹ hãy chuẩn bị thực đơn với các món phù hợp với nhu cầu năng lượng của con

4. Tập ăn cơm đúng cách

Bên cạnh việc chọn đúng thời điểm, mẹ cũng cần lưu ý đến cách cho bé ăn vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí hào hứng với đồ ăn và thói quen ăn uống về sau của bé. Các giai đoạn ăn của bé là ăn bột, ăn cháo nhuyễn, ăn cháo đặc, ăn cơm nát, ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Vì vậy, cũng giống như giai đoạn ăn dặm bắt đầu từ cháo loãng, mẹ phải cho bé làm quen với cơm nát trước tiên để bé thích nghi dần.

5. Những điều cần lưu ý trong quá trình tập cho trẻ ăn cơm

Không nên để không khí bữa ăn quá căng thẳng

– Cơm cho bé chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn.

– Bữa cơm cho bé cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp.

– Chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ.

– Rau phải mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin.

– Thực phẩm chứa chất béo nên lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình.

– Khi trẻ ăn cơm, cần sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng lớn của trẻ trong những năm đầu đời.

– Không nên để không khí bữa ăn quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn những

thứ mình thích.

– Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho bé ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.

– Cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món mình thích sau để duy trì thói quen ăn nhai, nuốt.

Hy vọng bài viết của Bầu sẽ giúp ích được cho nhiều mẹ để lựa chọn đúng đắn nhất thời điểm cho bé tập ăn cơm. Chúc mẹ sẽ thật thông thái để nuôi con yêu lớn khôn, khỏe mạnh.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng