Thực hư chuyện: Sinh mổ thì vùng kín không bị rộng?

Nhiều bà mẹ khi sinh mổ nghĩ rằng vùng kín sẽ không bị giãn rộng như sinh thường. Vậy thực hư chuyện này thế nào?

Sinh mổ thì vùng kín không bị rộng?

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp sinh mổ âm đạo vẫn rộng vì nó có nhiều lý do:

Theo các bác sĩ khoa sản, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì trước khi sinh, các mẹ đều trải qua cơn chuyển dạ khiến giãn nở cổ tử cung.

Thứ nhất: Tất cả những hoạt động để chuẩn bị cho việc chuyển dạ như thay đổi nội tiết làm cho âm đạo, cổ tử cung trở nên mềm, lỏng lẻo, âm đạo của mẹ vãn giãn ra đến mức độ nhất định để chuẩn bị cho em bé đi qua. Mức độ giãn nở của âm đạo sẽ phụ thuộc vào gene, số lần sinh, kích cỡ bé, đặc thù khung xương chậu…

Thứ hai: Khi xuất hiện cơn chuyển dạ, cổ tử cung mở. Trong trường hợp chuyển dạ không thành công dẫn đến việc phải chuyển phẫu thuật. Quá trình chuyển dạ này cũng làm giãn một phần âm đạo cổ tử cung.

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp sinh mổ âm đạo vẫn rộng

Nên cạnh đó, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra các hormone như estrogen và relaxin khiến máu lưu thông đến vùng âm đạo nhiều hơn để tạo điều kiện cho việc đẩy bé ra ngoài sau này. Do đó, đến lúc mẹ sinh, cửa mình vẫn mở rộng như bình thường, dù có chọn sinh thường hay sinh mổ.

Nếu chị em nào cho rằng sinh mổ không liên quan gì đến tầng sinh môn hoặc âm đạo là sai. Khi lên cơn chuyển dạ, mẹ tự khắc có cảm giác muốn rặn bé ra ngoài. Lúc đó, cổ tử cung, tầng sinh môn và âm đạo của mẹ sẽ bị bé thúc vào và bị kéo dãn. Những mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở thì âm đạo cũng bị rộng ra. Những mẹ quan hệ thường xuyên và yêu quá cuồng nhiệt cũng khiến âm đạo bị giãn rộng. Vì vậy, quan niệm sinh mổ thì cửa mình không bị rộng là hoàn toàn sai lầm các mẹ nhé.

Có sức khỏe thai kì tốt, chị em nên đẻ thường

Sau sinh, để cổ tử cung hoàn toàn khép lại như trạng thái ban đầu, chị em sẽ phải kiêng cữ chuyện ấy trong khoảng 6 tuần. Lý do là sau đẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng khi tử cung đang co hồi, cổ tử cung được đóng khít lại”.

Có sức khỏe thai kì tốt, chị em nên đẻ thường

Các chuyên gia khoa sản khuyến cáo, nếu chị em có sức khỏe thai kỳ bình thường thì nên đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Phương pháp đẻ mổ chỉ nên áp dụng với những mẹ có vấn đề về thai kỳ và được bác sĩ yêu cầu đẻ mổ.

Chị em không nên chọn đẻ mổ chỉ vì tâm lý sợ đau hay sợ ảnh hưởng đến “vùng kín” sau sinh nở… Mẹ bầu cần biết rằng phương pháp nào cũng có hai mặt và nên tìm hiểu kỹ về các biện pháp sinh nở để có kiến thức vững vàng bước vào ca sinh đẻ bạn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Lắng nghe cơ thể – cách nhận biết dấu hiệu mang thai sớm mà không cần thử que

    Có những tín hiệu nhẹ nhàng nhưng rõ ràng từ cơ thể báo hiệu rằng bạn có thể đang ở một hành trình đặc biệt – hành trình làm mẹ. Trước khi que thử thai hiện hai vạch, cơ thể đã gửi đến những “điểm báo” nhỏ mà nếu để ý bạn sẽ nhận ra. Bài viết dưới đây tổng hợp những dấu hiệu đáng tin cậy giúp bạn nhận biết thai kỳ sớm, ngay từ khi cảm xúc trong lòng còn rất mỏng manh.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.