Thực hư về 4 cách đốt vía cho trẻ sơ sinh để bé một đời bình an

Trong dân gian luôn có những câu chuyện tương truyền về vía lành, vía dữ. Cũng từ đó cách đốt vía cho trẻ sơ sinh cũng truyền miệng qua mỗi thế hệ. Thực hư chuyện này ra sao?

Theo lý giải dân gian, nếu gặp vía xấu ngay lặp tức trẻ sẽ khóc và khó chịu, thậm chí có thể “hành” bố mẹ nguyên đêm. Chỉ khi thực hiện những cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đúng thì bé mới bình an trở lại.

Hẳn mẹ đã từng nghe qua những câu chuyện với nội dung như cho trẻ đi đêm là phải mang theo tỏi, bé khóc là do gặp người lạ có vía dữ… Không có căn cứ khoa học nào về chuyện bé khóc xuyên đêm là do gặp người nặng vía nhưng cũng chưa có bằng chứng nào phủ nhận điều này.

Trẻ quấy khóc xuyên đêm rất có thể đang bị “ma trêu”

1. Vía trong quan niệm dân gian và khoa học

  • Dân gian cho rằng:

Ngày này, không nhiều mẹ tin vào chuyện ma quỷ hay hồn vía nhưng vẫn sợ khi cho trẻ sơ sinh đi ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là khi trở về nhà trẻ quấy khóc. Đó là lý do các cụ thường kiêng kỵ cho em bé đi chơi sau khi mặt trời lặn.

Sau khi sinh mẹ và bé thường bị “úm” khá kỹ, ở cữ tới 3 tháng 10 ngày. Hầu hết bé đều tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó bé khóc thì gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ. Rất ít trường hợp vì bé quá sợ hãi hay bị kinh động trẻ có thể bị mất vía, hoá ra ngớ ngẩn, lúc ngủ hay giật mình.

  • Khoa học lý giải:

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh là do sức đề kháng của bé còn yếu. Chính vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.

2. 4 cách đốt vía trẻ sơ sinh theo mẹo dân gian

Những mẹo đốt vía cho bé theo lời truyền miệng của ông bà xưa khá đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu cảm thấy bất an mẹ có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

  • Treo tỏi trước cửa sổ

Nếu cảm thấy bé bị vong trêu mà khóc, mẹ sử dụng tỏi ta để ở đầu giường (cũi) bé nằm hoặc cửa sổ. Dân gian tin rằng ma, quỷ sợ tỏi. Cách này sẽ giúp đuổi ma quỷ giúp bé ngon giấc.

Dân gian quan niệm ma quỷ rất sợ tỏi nên thường dùng để đốt vía cho trẻ sơ sinh bớt quấy khóc

  • Để dao kéo đầu giường

Ngay cả người lớn khi yếu bóng vía, ngủ không ngon giấc cũng nên để da, kéo đầu giường để đuổi tà ma. Linh hoạt áp dụng cách này với bé quấy khóc nửa đêm cũng rất ổn.

  • Treo dâu tươi đầu cửa phòng

Ngắt một cành dầu tươi treo trước cửa phòng ngủ hoặc trồng cây từ bi (cây cúc tần) ở trong nhà hoặc lấy cành dâu tươi về xong tè nước tiểu vào rồi đem vào để ở nơi cửa ra vào. Nếu bé khóc đêm mẹ cầm cảnh dâu vụt vào không khí xung quanh vừa vụt vừa dọa, vụt ra đến ngoài cửa thì thôi. Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

  • Đốt bồ kết

Đốt bồ kết cũng là một cách giải vía hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Sử dụng 1 chòm gai bồ kết và 3 cây dứa gai treo giữa cửa sổ. Tiếp đến lấ chậu than hoa vào đốt và cho 3-4 quả vào chậu xông hết âm khí, khí độc trong nhà đồng thời đuổi vong đi giúp con ngủ ngon hơn.

Ngoài ra mẹ có thể sử dụng một số mẹo tránh tà ma khác:

  • Dùng quần đen của người lớn tuổi quần đen của bà già để đầu giường, hoặc lấy tóc rối ai đó chải đầu đem vuốt cho trẻ.
  • Sử dụng nón lá cũ, rách đốt thành tro. Mẹ ẵm bé bước qua bước lại nếu là bé trai thì 7 lần, bé gái thì 9
  • Lấy giấy báo đã đốt sau đó hơ cho bé hoặc có người đi đám tang về chưa hơ lửa mà đã ẵm bé.
  • Khi bé rụng rốn, giữ lại cuống rốn để treo lên cửa sổ để không sợ vía giữ của những người đến thăm
  • Đũa bẻ làm 9 hoặc 7 và đốt

Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh có thể linh hoạt theo quan niệm của từng gia đình. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào phương pháp này. Rất có thể, bé quấy khóc là do vấn đề thiếu canxi, hoặc bệnh lý. Tìm tới bác sĩ y khoa nếu tình trạng kéo dài nhé!

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng