Thuộc nằm lòng danh sách những món đồ đi sinh cho mẹ bầu chuẩn bị vượt cạn

Vượt cạn là một hành trình cực kì quan trọng đối với bất kì người phụ nào. Vì thế các mẹ và các bố hãy nằm lòng danh sách đồ chuẩn bị đi sinh dưới đây nhé!

Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong những việc quan trọng ở cuối thai kỳ. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ sẽ giúp cả bố lẫn mẹ kịp thời và chủ động khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy danh sách chuẩn bị đồ đi sinh gồm những gì?

Mẹ bầu đi sinh cần chuẩn bị những đồ gì?

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ gồm có:

  • Áo quần: Thông thường mẹ sẽ có trang phục dành cho thai phụ được cung cấp bởi bệnh viện. Tuy nhiên cũng cần chuẩn bị thêm từ 1 – 2 bộ áo quần để phòng và mặc lúc xuất viện.
  • Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm. Chúng sẽ giúp giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.
  • Băng vệ sinh: Chuẩn bị đồ đi sinh đừng quên băng vệ sinh dùng cho mẹ sau sinh. Đặc biệt là những mẹ sinh mổ có thể cần dùng nhiều hơn. Mẹ nên chuẩn bị 3 túi băng vệ sinh.

  • Miếng lót chống thấm: 5 miếng lót chống thấm, loại dùng cho bệnh nhân phẫu thuật.
  • Quần lót giấy: 7 – 10 cái là cần thiết và vừa đủ đối với cả mẹ sinh thường và sinh mổ.
  • Vật dụng vệ sinh cá nhân khác: Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, lược, bàn chải – kem đánh răng, nước súc miệng.

Chuẩn bị đồ khi sinh cho mẹ đầy đủ sẽ đảm bảo vệ sinh cá nhân cho mẹ được thuận tiện sau khi vượt cạn. Đồng thời nó giúp phòng chống viêm nhiễm, đặc biệt là những mẹ sinh mổ.

Những món đồ không thể thiếu dành cho trẻ

Danh sách chuẩn bị đồ cho bé gồm có:

  • Áo quần trẻ sơ sinh: 5 – 7 bộ.
  • Mũ trùm, tất tay và tất chân: 3 – 5 cái, đôi mỗi loại.
  • Khăn quấn trẻ: 2 – 3 khăn mềm để quấn và giữ ấm trẻ.
  • Khăn sữa: 10 cái để lau trẻ khi cần, đặc biệt là sau khi tắm.
  • Khăn tắm cho trẻ: 3 – 5 cái khăn xô dùng để tắm và lau cho trẻ khi tắm.
  • Gối, mền dành cho trẻ.

  • Miếng lót, tã vải, tã giấy sơ sinh: 1 túi hoặc 15 – 30 cái. Có thể cần dùng nhiều hơn trong những ngày đầu sau sinh (do trẻ đi phân su).
  • Miếng lót chống thấm: Đừng quên miếng lót chống thấm loại dành riêng cho bé. Miếng lót giúp vệ sinh cá nhân, thay tã cho bé dễ dàng. Mẹ nên chuẩn bị ít nhất 10 miếng.
  • Vật dụng vệ sinh cá nhân khác dành cho trẻ: Khăn ướt, nước muối sinh lý, tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông y tế.
  • Máy hút sữa, bình sữa, nước và dụng cụ rửa bình sữa: Mẹ nên chuẩn bị và mang theo phòng trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho trẻ bú trực tiếp.

Bố mẹ cần chuẩn bị cho bé đầy đủ và sẵn sàng trước thời gian dự sinh 1 tháng để chủ động và kịp thời khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ đột ngột.

Đừng quên chuẩn bị đồ cho người thân

Ngoài mẹ và bé, bố cũng cần chuẩn bị đồ đi sinh để kịp thời mang đi, giúp hỗ trợ chăm sóc mẹ và bé thuận tiện hơn.

  • Giấy tờ nhập viện: Chứng minh nhân dân. Thẻ bảo hiểm y tế. Bản sao sổ hộ khẩu. Sổ khám thai. Kết quả xét nghiệm thai kỳ.
  • Tiền mặt, thẻ ATM.
  • Điện thoại, sạc dự phòng.

  • Vật dụng vệ sinh cá nhân dành cho bố: Khăn tắm, bàn chải – kem đánh răng, khăn lau mặt.
  • Gối nằm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé, bố đừng quên mang theo gối nằm để tiện ở lại chăm sóc cho mẹ và bé.
  • Giày dép: Có thể bố cần phải di chuyển nhiều khi làm các thủ tục nhập viện hoặc hỗ trợ chăm sóc mẹ và bé, do đó, bồ cần chuẩn bị 1 đôi giày hoặc dép thoải mái để có thể đi lại dễ dàng.

Trên đây là danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho cả mẹ và bé. Bố hãy cùng mẹ sắp xếp và chuẩn bị để có thể đón bé kịp thời và thuận tiện trong chăm sóc mẹ và bé nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.