Thuốc tiêu sữa có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé không?

Có nên uống thuốc tiêu sữa không? Thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả cho mẹ.

Thuốc tiêu sữa là sản phẩm dành cho mẹ đang muốn cai sữa cho con. Tuy nhiên, thuốc tiêu sữa có thực sự an toàn và có tác dụng phụ không mong muốn nào thì các mẹ phải tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định.

Thuốc tiêu sữa là gì?

Thuốc tiêu sữa là thuốc có công dụng thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ để giúp hỗ trợ giảm tiết sữa. Hiện nay, các dòng thuốc tiêu sữa trên thị trường còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ: rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, u tuyến yên tiết prolactin,…

Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?

Thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cai sữa cho bé là khi bé được 18-24 tháng tuổi, có sức khỏe tốt. Bởi nếu cai sữa khi sức khỏe của bé không ổn định thì về sau bé rất dễ bị biếng ăn, còi xương.

Các loại thuốc tiêu sữa phổ biến

Thuốc tiêu sữa trên thị trường hiện nay gồm có 3 loại phổ biến, đều là những đồng dạng của dopamine – một loại hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều khiển sự tiết sữa ở mẹ cho con bú, đó là:

  • Cabergoline (dostinex)
  • Bromocriptine (parlodel)
  • Quinagolid (norprolac)

Tuy nhiên, trong 3 loại thuốc kể trên, chỉ Bromocriptin được dùng cho người đang cho con bú và muốn cai sữa cho con. Trong trường hợp này, uống có tác dụng:

  • Giảm tiết sữa và giảm cảm giác khó chịu, căng tức ngực ở mẹ.
  • Khiến trẻ chán bú vì mút không ra sữa.

Mẹ đang uống thuốc tiêu sữa có nên cho con bú không?

Mẹ đang uống thuốc tiêu sữa tuyệt đối không nên cho con bú bởi trong thuốc có các thành phần không tốt cho sức khỏe của bé. Thời điểm tốt nhất để mẹ ngưng cho con bú trước khi uống thuốc tiêu sữa là khoảng 4-5 ngày.

Sau khi dùng thuốc khoảng 2 ngày là đã có thể ngừng tiết sữa rồi. Khi đó, mẹ nên ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.

Thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì đến mẹ không?

Khi sử dụng thuốc tiêu sữa để cai sữa cho con, các mẹ nên lưu ý thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bởi các loại thuốc tiêu sữa ít nhiều vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc tiêu sữa sẽ làm thay đổi nổi tiết tố trong cơ thể một cách nhanh chóng. Vì vậy, cả thể chất và tinh thần của mẹ đều sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, sử dụng thuốc tiêu sữa còn gây ra một số tác dụng phụ khác:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Rụng tóc

Tuy nhiên những tác dụng phụ trên có thực sự xảy ra hay không còn phụ thuộc vào loại thuốc, chế độ ăn uống và đặc điểm thể chất của mẹ.

Tiêu sữa nhanh chóng và an toàn không cần dùng thuốc

  • Đặt một lá cải bắp lên bầu ngực sẽ giúp giảm sưng, đau và giải tỏa sự khó chịu cho mẹ
  • Mặc một chiếc áo ngực rộng vừa phải, không quá bó
  • Đặt một chiếc khăn lạnh lên bầu ngực sau khi cho bé bú và chườm lạnh một vài lần trong ngày
  • Ngâm mình trong bồn nước tắm ấm để thư giãn hơn
  • Nếu sử dụng thuốc giảm đau thì mẹ nên chọn loại không chứa steroid

Cách cai sữa cho con mà không cần dùng đến thuốc

1. Dùng thuốc mắc cỡ

Đây là loại thuốc có màu đen và vị đắng bán ở các cửa hàng thuốc Tây. Mẹ có thể mua về nghiền với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sánh rồi bôi lên ngực. Điều này sẽ làm bé không muốn bú mẹ nữa vì mùi vị lạ. Nếu bé đói, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức hoặc ti bình.

2. Cho bé ngậm ti giả từ nhỏ

Khi bé được 3 tháng tuổi, ngoài việc cho bé ti mẹ, hãy cho bé ngậm thêm ti giả. Điều nàu sẽ giúp bé dễ dàng rời ti mẹ và làm quen với bú bình tốt hơn và có thể cai ti mẹ dễ dàng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, cách làm này có nhược điểm là phải mất thêm thời gian cai ti giả cho bé.

3. Ăn tỏi

Mẹ ăn tỏi sẽ có thể làm cho hơi thở và sữa tiết ra có mùi khó chịu đối với bé. Cách làm này sẽ khiến bé sợ mùi tỏi và không muốn bú mẹ nữa.

4. Giảm một cữ bú của bé

Bỏ một cữ bú của bé và thay bằng sữa công thức hoặc sữa bột. Lặp lại trong khoảng 1-2 tuần để bé có thể từ từ thích nghi. Cách làm này sẽ khá mất thời gian nhưng rất tốt cho mẹ bởi có thể từ từ điều chỉnh việc tiết sữa và tránh được nguy cơ căng cứng hoặc viêm tuyến vú.

5. Giảm thời gian cho bé bú

Nếu mẹ không muốn giảm một cữ bú thì có thể rút ngắn thời gian trong mỗi cữ bú của bé. Cách làm này có thể khiến bé ngủ không yên nếu cữ buổi tối không đủ nên mẹ phải rất kiên nhẫn. Nếu bé đói mẹ có thể cho bé ăn thêm bột ăn dặm hoặc sữa công thức.

6. Tăng bữa ăn trong ngày

Mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ để bé không còn cảm giác đói và không đòi bú mẹ. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách này thì mẹ phải lưu ý lựa chọn những món dễ tiêu, thanh đạm và tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết của Bau.vn có thể phần nào giải đáp thắc mắc cho mẹ về thuốc tiêu sữa và những ảnh hưởng của thuốc đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Nguồn : bau.vn