Khi nghiên cứu về wonder week (tuần khủng hoảng, khó ở) chưa ra đời, đã có rất nhiều suy đoán về việc trẻ nhỏ đột ngột quấy khóc, cáu gắt,… Vậy tuần khó ở là gì?
Tuần khủng hoảng của trẻ.
Sau sinh, cha mẹ không những phải chú ý đến sức khỏe mà còn có sự thay đổi tâm lý của trẻ. Những tháng đầu đời, chính là thời gian bé phát triển nhanh nhất. Tính từ lúc ra đời đến khi bé biết đi thì chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn.
Chính sự thay đổi về nhận thức, trí tuệ, khả năng hoạt động khiến trẻ không thích ứng kịp gây ra cảm giác khó chịu, cáu gắt, khó ở. Và thời gian khủng hoảng là tuần thứ: 5-8-12-19-26-37-46-55- 64-75.
Dấu hiệu nhận biết tuần wonder week
Tất cả biểu hiện bên dưới, đều là đột phá quan trọng cho quá trình phát triển của con:
- Khóc nhiều hơn, hay cáu gắt…
- Tâm trạng thất thường, đang chơi vui vẻ tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
- Làm nũng, muốn bố/mẹ vỗ về, âu yếm nhiều hơn.
- Nghịch hơn
- Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, ngủ ít.
- Biếng bú, biếng ăn
Lợi ích của tuần khủng hoảng đem lại cho bé.
Tuần 5: Cảm nhận của các giác quan
Đây là tuần đầu tiên của tuần “khó ở”, mẹ sẽ thấy con quấy khóc nhiều và khó chiều. Tuy nhiên sau tuần này, trẻ sẽ nhìn đồ vật chăm chú, muốn chạm vào mọi vật và nhạy cảm hơn với mùi hương. Đó chính là sự phát triển mới về giác quan của bé.
Tuần 8: Nhạy cảm với âm thanh
Trong lần khủng hoảng, bé có thể tự giữ ổn định đầu hơn, chú ý đến nơi phát ra âm thanh. Hơn nữa bé đã biết bắt đầu quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận cơ thể mình.
Tuần 12: Chuyển biến về sự vận động
Ở tuần 12 này con có một chuyển biến quan trọng khi bé biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.
Tuần 19: Hứng thú với mọi vật
Trải qua quá trình khó ở, bố mẹ sẽ thấy trẻ hay mút tay chân, cho vật mà bé lấy được vào miệng và đẩy núm ti khi đã no.
Tuần 26: Học được cách “phản đối”
Hết thời gian khó chịu, bé bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người, biết xác định khoảng cách xa gần, bắt đầu biết hét và cười to.
Tuần 37: Bắt đầu nhận diện được sự khác nhau của các sự vật
Quá trình này trẻ đã nhận thức và phân biệt được đối tượng, con vật khác nhau. Ngoài ra bé còn biết bắt chước theo người khác, đung đưa theo nhac và bắt đầu tập bò.
Tuần 46: Tập nói bi bô
Ở tuần này bé sẽ tập nói được từ đơn, trả lời các câu ngắn, biết chỉ vào đồ mình muốn cầm và thích lắp ghép đồ chơi.
Tuần 55: Bắt đầu “chững chạc”
Bé con đã có khả năng đi vịn hoặc có thể đi vững, thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo.
Tuần 64: Học cách làm nũng
Qua tuần khủng hoảng, trẻ bắt đầu biết pha trò, biết nũng nịu, nịnh mẹ, biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.
Tuần 75: Thay đổi lớn trong tuần khủng hoảng cuối
Nhận biết được các sự kiện rồi xâu chuỗi thành hệ thống và thay đổi hành vi cho phù hợp. Trẻ đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy khi được gần 20 tháng tuổi.
Một vài bí kíp bố mẹ cần áp dụng trong tuần Wonder week.
Lời khuyên cho cha mẹ là hãy kiên nhẫn và mặc kệ con trong các tuần Wonder week này. Đây là khoảng thời gian mà bé nào cũng cần trải qua, vậy nên mẹ bỉm đừng quá lo lắng. Cho bé khóc, quấy thoải mái đừng can thiệp, trừ khi bé mệt lả hoặc khóc do đói.
- Hãy thử những bí kíp dưới đây để cùng con vượt qua wonder week:
- Tuyệt đối không ép con ăn, đừng để con biếng ăn sinh lý trở thành biếng ăn tâm lý.
- Trong tuần Wonder week, hãy cho con ngủ trước 30 – 45 phút.
- Cắt giảm 1 giấc ngủ của trẻ trong tuần từ 12 – 26; 37 – 55 hoặc 64.
- Quan tâm và chơi cùng con nhiều hơn thay vì ép con làm theo ý mình. Tham gia trò chơi cùng con để giúp bé luyện tập kĩ năng bò, đi, đứng,…
- Massage, cùng bé đi dạo,… sẽ làm giảm sự khó chịu của trẻ.
Nguồn : bau.vn