“Tôi sợ hãi khi sẽ phải sinh non như thế này”

Đầu óc tôi lúc này không ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh, rất nhanh chóng cơ thể tôi đã tự rặn đứa bé ra ngoài.

Bà mẹ người Mỹ Shannon Waters đã kể lại toàn bộ quá trình vượt cạn đầy khó khăn của mình khi sinh non bằng bộ ảnh do nhiếp ảnh gia người Canada thực hiện. Thông qua bộ ảnh này cô muốn chia sẻ với mọi người về những cố gắng, sợ hãi và đau đớn đã phải trải qua trong quá trình sinh non.

Waters sinh con gái đầu lòng cách đây 6 năm một cách rất thuận lợi nhờ sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh và chồng. Trong lần sinh nở thứ hai, mọi người đều mong muốn Waters cũng sẽ vượt cạn dễ dàng như thế. Nhưng thật không may, nước ối đã bị vỡ trước ngày dự sinh 6 tuần khi cô đang ngủ.

Waters nhớ lại: “Đột nhiên, chăn bị ướt. Tôi ngạc nhiên mà thốt lên: Chúa ơi, điều gì đã xảy ra vậy?”. Sau đó, cô nhìn thấy huyết hồng, dấu hiệu báo sinh nên Water và chồng vội vàng nhập viện ngay.

Waters không trải qua một quá trình sinh nở như dự tính nhưng may mắn là “mẹ tròn con vuông”. Bé gái Atira chào đời khỏe mạnh. Khoảnh khắc thiêng liêng ấy được nhiếp ảnh gia Ashley Marston người Canada ghi lại thành một bộ ảnh đong đầy cảm xúc và ý nghĩa. Mỗi bức hình là một động lực giúp Waters thoát khỏi nỗi sợ hãi và đau đớn sau khi sinh nở, truyền cho cô sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn sau này trong cuộc sống.

Waters nói “Tôi biết mình đã cố gắng hết sức có thể tại thời điểm đó để có thể sinh con”.

Cô phải nhờ đến sự giúp sức của chồng mới có thể ngồi dậy.

Và đây là nhật kí sinh cô con gái thứ hai đã được Waters viết lại:

“Khi đến bệnh viện địa phương, tôi bị bắt phải phải chuyển viện vì ở trong trường hợp nguy hiểm, thai chưa đủ 36 tuần và tôi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Trước khi tôi được chuyển đi, y tá đã tiêm một mũi vào tay tôi. Cô con gái 6 tuổi của tôi đã rất sợ hãi và kiệt sức tại phòng chờ. Chồng tôi đã vội đỡ lấy con trong khi nhân viên y tế chuẩn bị sẵn sàng để chuyển tôi đi.

 

“Tôi sợ hãi khi sẽ phải sinh non nhưng sau khi biết được tin cô em họ là lái xe trong chuyến xe chuyển viện thì tôi đã yên tâm hơn rất nhiều. Bệnh viện tôi chuyển đến ở phía nam và mất khoảng một giờ đi xe. Tôi bảo chồng về nhà để lấy đồ và chăm sóc con gái đầu lòng vì tôi đã có em họ chăm sóc. Trong suốt quãng đường đi chúng tôi đã trò chuyện vui vẻ với nhau, thỉnh thoảng cô ấy lại hỏi tôi “Chị có đau không?”. Cuối cùng thì tôi cũng đã bắt đầu thấy cơn co thắt của tử cung, tử cung của tôi đã mở được 2 phân.

Cơn co thắt tử cung dồn dập khiến cô cảm thấy vô cùng đau đớn.

Khi đến nơi, bác sĩ đã nói với tôi rằng họ muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Chồng mang đồ dùng tới và tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh. Lúc này, những cơn co thắt thực sự bắt đầu.

Vì có thêm cả những thực tập sinh nên ca đẻ của tôi có khoảng 13 người trong phòng, các bác sĩ đã sẵn sàng chào đón đứa con của tôi ra đời sớm. Khi cơn đau trở lên dữ dội, tôi chỉ chú ý đến chồng. Tôi không tiện nói chuyện với anh ấy vì có mọi người ở đây.

 

Mặc dù không đau dữ dội như lần sinh đầu tiên vì trong lần sinh thứ hai thì tử cung đã thay đổi và đàn hồi tốt hơn nhưng những cơn co thắt tử cung dồn dập vẫn khiến tôi đau đớn đến tận xương tủy. Tôi biết rằng đây cũng là lúc việc sinh nở bắt đầu. Đầu óc tôi lúc này không ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh, rất nhanh chóng cơ thể tôi đã tự rặn đứa bé ra ngoài. Nghe thấy tiếng khóc tôi giật mình và không tin bản thân đã làm được điều này. Tôi thề là tôi đã chửi tục rất to và yêu cầu một y tá hãy cấu vào người để biết được điều này đã xảy ra thật và không phải mơ.

Trong lần sinh nở thứ hai thì tử cung đã dãn ra và đàn hồi tốt hơn.

Sau khoảng năm hoặc sáu lần rặn đẻ thì con đã ra đời. Chúng tôi không hỏi bác sĩ siêu âm giới tính của con. Vậy nên giới tính thật của con là một điều bất ngờ với cả hai.

Khoảnh khắc thiêng liêng hạnh phúc của nhiều bà mẹ.

Tôi được ôm con trong một phút trước khi bác sĩ nhi khoa đưa bé đi để kiểm tra sức khỏe. Chồng tôi đi cùng với con gái ra ngoài, sau này anh kể lại với tôi rằng lúc ấy anh cảm tưởng như mình không có sức để bước đi vì chóng mặt và hoang mang. Chỉ ba phút sau đó, bác sĩ cảm thấy có điều gì bất ổn trong hơi thở của bé con nên họ đã đưa bé đến lồng ấp cho trẻ sinh non.

Vì sinh non nên bé con cần sự chăm sóc đặc biệt.

Vì đây là một bệnh viện uy tín và con vẫn ổn lúc tôi ôm nên dù lo lắng về tình trạng của bé tôi vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và nằm yên để bác sĩ khâu vết rạch. Các bác sĩ yêu cầu tôi nằm nghỉ khoảng nửa giờ đến 45 phút rồi mới đi gặp con.

 

Khoảnh khắc tôi nhìn thấy con trong lồng kính tuyệt vời vô cùng và khó có lời nào có thể diễn tả được niềm hạnh phúc khi ấy của tôi, bạn có thể nhìn thấy khoảnh khắc này trong bộ ảnh của Ashley. Tôi đã có một trải nghiệm đáng nhớ, nước ối vỡ lúc 8 giờ 30 tối, con được sinh ra khoảng 3 giờ sáng và cuối cùng bé nằm ở trong lồng ấp. Nhưng con khỏe mạnh, bé chỉ phải ở lại lồng ấp hai tuần và cần 48 giờ điều trị kháng sinh vì tôi bị nhiễm viêm cầu khuẩn nhóm B. Bé chỉ nặng 1,1 kg nên nhìn con rất nhỏ.

 

Sinh linh bé nhỏ khỏe mạnh giống như một phép màu thần kì của cuộc sống dành tặng gia đình Waters.

Tôi rất vui vì tôi đã có một bộ ảnh sinh nở rất đẹp. Mọi chuyện đã diễn ra rất nhanh, những bức ảnh này giúp xóa tan đi những đau đớn mà tôi phải trải qua. Ngay cả giờ đây khi con gái nhỏ đã được 4 tháng tuổi, tôi có thể không còn nhớ như in mọi thứ nhưng khi nhìn vào mỗi bức hình, tôi cảm tưởng như mình có thể sống lại khoảnh khắc đó ngay lập tức. Thông qua bộ ảnh chắc chắn bạn có thể nhìn thấy tôi đã cố gắng như thế nào. Tôi mạnh mẽ và đã thành công.

 

Con bé tên Atira có nghĩa là “đất mẹ” và chắc chắn phù hợp với tính cách của con. Con cười tươi và cười rất nhiều, đặc biệt là khi được chị gái âu yếm. Nhiều người thường bảo hầu như không nghe thấy tiếng khóc của Atira và đó là sự thật. Con bé rất dễ thương và chúng tôi cảm thấy mình thật sự là một bố mẹ may mắn”

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?