Top truyện ngắn đặc sắc kể cho bé 4 tuổi giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ

Kể chuyện cho bé là phương pháp giáo dục được nhiều cha mẹ áp dụng. Những câu truyện ngắn góp phần kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ.

Trẻ 4 tuổi đã phát triển khả năng tưởng tượng và trí nhớ. Việc kể những câu truyện ngắn cho trẻ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh.

Lợi ích của việc đọc truyện ngắn cho trẻ 4 tuổi

1. Phát triển khả năng nhận thức của trẻ

Trẻ luôn tò mò với thế giới xung quanh và muốn khám phá. Kể chuyện cho bé 4 tuổi giúp con hình thành những tính cách tốt. Nhờ đó, bé dễ dàng nhận biết cảm xúc và suy nghĩ của mình theo hướng tích cực. Khi các tình huống thực tế xảy ra trẻ cũng sẽ có cách giải quyết tinh tế, không lúng túng và sợ hãi.

2. Kích thích trí tưởng tượng

Khi nghe kể chuyện thường xuyên, nội dung, các ngữ cảnh diễn ra trong truyện… sẽ được vẽ ra trong trí tưởng tượng của trẻ. Kể chuyện còn giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và giúp trẻ luôn có những ý tưởng mới.

3. Tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ

Kể chuyện cho bé 4 tuổi là cách tốt để trẻ tăng cường trí nhớ. Khi bạn kể cho bé câu chuyện, bạn nên yêu cầu bé nghe và kể lại để rèn thói quen ghi nhớ và kiểm tra khả năng tiếp thu. Như thế, con sẽ nhớ được lâu và điều này cũng giúp trẻ đi học tập trung hơn.

4. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ

Thông qua việc lắng nghe câu chuyện, trẻ có thể học cách kiên nhẫn lắng nghe người khác. Trẻ có thể hiểu được suy nghĩ của người khác, biết tiếp thu lời nói và ý kiến. Mỗi ngày kể chuyện cho con cũng là cách dạy trẻ nhiều điều thú vị về cuộc sống xung quanh mà trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc.

Top những truyện ngắn bố mẹ có thể kể cho trẻ 4 tuổi

1. Truyện ngắn “Sự tích cây vú sữa”

Toàn bộ câu chuyện

“Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
– “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá!

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá!

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa”.

Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện dạy trẻ về sự vâng lời và hiếu thảo. Đó là hai điều quan trọng nhất khi giáo dục trẻ thành người tốt. Vận dụng truyện ngắn này để dạy trẻ phải ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

2. Truyện “Rùa và Thỏ”

Toàn bộ câu chuyện

“Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.

Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua.

Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua.

Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua”.

 

Ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện, cha mẹ có thể dạy bé về đức tính cần cù chăm chỉ. Đồng thời, khẳng định không được coi thường người khác, không chủ quan và không tự cao tự đại.

3. Truyện ngắn “Chú chồn lười học”

Toàn bộ câu chuyện

“Có một chú Chồn mướp sống trong khu rừng thông. Vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn mướp vẫn không chịu đến trường, cứ lo rong chơi suốt ngày. Bố mẹ Chồn khuyên bảo mấy cậu cũng không nghe, còn cãi lại nữa.

Một ngày nọ, cậu rủ Nhím đi chơi, nhưng Nhím từ chối vì phải lo đi học. Cả Thỏ và Sóc cũng phải đi học nữa. Thế là Chồn phải chơi một mình, mải ham chơi và đuổi bắt bướm nên càng lúc chú càng đi lạc vào trong rừng sâu. Đến lúc nhận ra bị đi lạc, Chồn vội vàng tìm đường về, nhưng do không biết chữ nên không đọc được các bảng chỉ dẫn phải đi hướng nào. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, cậu nghĩ nếu mình chịu khó đi học thì bây giờ đã biết chữ và đâu phải bị khổ thế này.

Đúng lúc đó, bác Sư Tử xuất hiện. Chồn sợ quá tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin bác Sư Tử tha mạng: “Bác Sư Tử ơi, xin tha cho cháu đi, cháu không làm gì sai cả đâu, cháu bị lạc đường ạ”.

Bác Sư Tử ôn tồn cười bảo: “Bác chỉ muốn giúp cháu thôi, không làm hại cháu đâu, có phải cháu không biết chữ đúng không?” Chồn xấu hổ gật đầu.

Được bác Sư Tử giúp chỉ đường về đến nhà, Chồn mừng lắm và tự nhủ nhất định từ nay phải đi học để không phải gặp trường hợp như hôm nay và không bị thua thiệt với các bạn nữa”.

Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khích lệ các bạn nhỏ chăm chỉ, không được lười nhác. Đồng thời, cho trẻ thấy việc đi học là việc nên làm, không sợ hãi, không có tâm lý lười biếng.

Tập thói quen kể chuyện cho bé 4 tuổi góp phần giúp con phát triển khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí tưởng tượng, tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó còn giúp các con cải thiện các kỹ năng xã hội. Bởi thế, bố mẹ hãy bắt đầu tập thói quen kể chuyện cho bé ngay hôm nay nhé!

 

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?