Trẻ 2 tuổi khóc đêm là bài toán đau đầu của không biết bao nhiêu bố mẹ trẻ vẫn chưa có lời giải đáp. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương, khá nhiều trường hợp trẻ đến khám vì rối loạn giấc ngủ, khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Trong khi ngủ tuyến tiền yên trong não của trẻ em tiết ra hoóc môn tăng trưởng. Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm, thường xuyên khó ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của bé.
Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau:
- Trẻ sơ sinh thường là 20 – 22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.
- Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày
- 1 – 2 tuổi ngủ 14 – 16 giờ
- 2 – 3 tuổi ngủ 12 – 14 giờ
- 3 – 6 tuổi ngủ 11 – 12 giờ
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nếu chu kỳ thức – ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ. Phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.
Khi đó có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm xác định một số yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm… Nếu vẫn chưa xác định được, có thể cho trẻ làm điện não đồ, siêu âm thóp…
Khi tất cả kết quả bình thường, chuyên gia có thể cho một chút thuốc để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ. Còn nếu điện não đồ bất thường thì có thể phải điều trị lâu dài bằng thuốc điều trị động kinh.
1. Nguyên nhân gây tình trạng bé 2 tuổi hay khóc đêm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, tuy nhiên những nguyên nhân hàng đầu sau ba mẹ cần lưu ý:
Bé bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ rất dễ bị đầy bụng, chướng hơi có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Nhiều phụ huynh cho con ăn quá no, ăn cơm quá sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa.
Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi. Đây là cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc đêm.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm do bị rối loạn tiêu hoá
Trẻ đang đói
Trẻ em phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, trẻ thường ăn rất nhiều và nhu cầu gia tăng theo thời gian.
Đặc biệt nếu có ngày nào đó trẻ hoạt động quá mức thì hôm đó trẻ cần phải được ăn nhiều hơn.
Vấn đề về thần kinh
Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ quấy khóc dai dẳng.
Các vấn đề về thần kinh cũng có thể làm trẻ 2 tuổi khóc đêm
Thiếu vitamin D
Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, hiện nay hầu như các bé đã được bổ sung đầy đủ vitamin D ngay từ lúc mới sinh ra nên tỷ lệ thiếu vitamin D thường không cao.
Nếu con của bạn rất hay thức giấc nửa đêm và đòi ăn, rất có thể là do trẻ đói quá. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi hoặc bơ đậu phộng.
Trẻ tè dầm
Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện, đó là lý do vào ban đêm trong khi ngủ trẻ bị đái dầm.
Một số trẻ có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì (nghĩ đó là mơ), một số khác thì thức giấc và khóc lóc. Điều này khá phổ biến và bình thường.
Nếu bé 2 tuổi hay khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, đừng trách phạt trẻ, hãy nhẹ nhàng lau dọn và để trẻ đi ngủ tiếp.
2. Cách giải quyết tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm khi bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc của các bà mẹ bỉm sữa, chị em cùng tham khảo và áp dụng luôn cho trường hợp của con mình nhé.
Tạo thói quen để hình thành giấc ngủ cho bé
Một trong những bí quyết hàng đầu giúp bé 2 tuổi ngủ khi ngủ không ngon giấc là các mẹ hãy tạo ra cho con mình những thói quen về thời gian ngủ.
Hãy cho bé học cách “ngày chơi, đêm ngủ” bằng cách: khuyến khích bé ban ngày tham gia vào các hoạt động nói chuyện, vui chơi với mọi người để kích thích cho bé tập trung ngủ vào buổi tối.
Còn trong lúc chưa đến giờ ngủ mà bé có những dấu hiệu bé buồn ngủ: cáu kính, dụi mắt, lim dim, ngáp … thì các mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn trở lại, hoặc có thể cho ngậm núm vú giả (nhưng không nên quá lệ thuộc).
Thiết lập giờ ngủ cho bé
Bên cạnh tạo thói quen để hình thành giấc ngủ, các mẹ cũng chú ý nên thiết lập một giờ ngủ cố định cho bé như thế nào để bé nhận thức được đến giờ nào mình phải đi ngủ.
Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp với một số việc làm như sau để bé ngủ ngoan và sâu giấc hơn như:
- Tắm, mát xa cho bé
- Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đến giờ ngủ.
- Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu.
Thay đổi không gian ngủ cho bé
Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố giúp bé có thể nhập tâm được vào trong giấc ngủ của mình hay không?
Bé 2 tuổi thường rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, ở độ tuổi này bé đang cần sự khám phá và bắt nhịp với cuộc sống bên ngoài, ngay kể từ không gian ngủ hàng ngày, ba mẹ lưu ý nhé.
Một không gian yên tĩnh, ánh sáng phù hợp và nhạc êm dịu rất cần cho trẻ 2 tuổi khóc đêm thường xuyên
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vẫn thuyên giảm. Bố mẹ có thể cho bé làm siêu âm thóp hoặc điện não đồ để có thêm kết quả.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm quá thường xuyên nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có chế độ điều trị phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng vì rất có thể trẻ có vấn đề với hệ thần kinh.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/giup-me-bat-benh-hay-khoc-dem-o-tre-2-tuoi-a185982.html