Trẻ bị sún răng có cần nhổ không? Tác hại của việc không điều trị là gì?

Răng sún không được nhổ thì có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm khi con bị sún răng. Vậy hãy cùng bau.vn tìm hiểu thêm để giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

Trẻ bị sún răng thường từ 1 – 3 tuổi. Và hàm trên thường hay bị sún răng hơn cả. Sún răng sẽ làm mất thẩm mỹ vì răng sún bị đen hoặc nâu rồi tiêu đi chỉ còn chân răng.

Vậy có thể cho trẻ bị sún răng đi nhổ không?

Theo như nhiều bác sĩ nha khoa thì sún răng không gây đau hay khó chịu cho trẻ. Chỗ sún chỉ ở bên ngoài chứ không ảnh hưởng đến tủy như răng sâu. Và mầm răng vĩnh viễn cũng không bị ảnh hưởng bởi răng sún vì vậy không cần nhổ. Tuy nhiên, răng sún sẽ khiến trẻ bị ngại do bạn bè trêu chọc. Trường hợp đem răng sún nhổ bỏ sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc xô lệch, khểnh hoạc vẩu.

Thay vì nhổ bỏ răng sún thì nên cho trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trẻ bị sún răng vẫn cần phải chải răng hàng ngày trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, cha mẹ hãy bổ sung cho trẻ nhiều loại thực phẩm đa dạng đủ dinh dưỡng. Và quan trọng nhất là những thực phẩm có canxi, flour, kẽm, sắt,..

Bên cạnh đó, có thể kết hợp thể dục ngoài trời giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt cho xương. Đây là yếu tố quan trọng cấu tạo khung xương giúp hàm rộng, răng mọc không bị khấp khểnh. Khi thấy răng vĩnh viễn mọc xấu, không đều nên cho trẻ đi khám nha khoa sớm để có biện pháp nắn chỉnh.

Tác hại của việc không điều trị sún răng cho trẻ

Không có răng thay thế một thời gian khá dài

Trẻ sẽ thay răng sữa đầu tiên khi 5 – 6 tuổi và thay chiếc cuối cùng vào 12 – 13 tuổi. Bình thường 6 -12 tháng răng sữa rụng sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên. Nhưng nếu bị sún răng sớm thì sau khi mất răng trẻ không có răng thay thế. Mất một thời gian dài không có răng thay thế sẽ ảnh hưởng tới ăn uống, tiêu hóa và phát âm của trẻ.

Khó khăn khi ăn uống

Khi không điều trị những vi khuẩn trong răng sún sẽ làm ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn và lợi. Để lâu chỗ sún càng mòn dần, tủy răng hở, ngà răng sữa lộ ra. Do vậy, khi ăn bé sẽ bị khó chịu, đau nhức khi ăn uống, quấy khóc và biếng ăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về sau này.

Trẻ khó phát âm hoặc ngọng

Theo khảo sát, trẻ bị sún răng sẽ kho phát âm chuẩn và nói ngọng hơn trẻ có hàm răng khỏe. Việc này khiến trẻ nói chuyện lí nhí, ngại nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh.

Làm răng vĩnh viễn mọc lệch

Tiến trình mọc răng vĩnh viên của trẻ có thể bị thay đổi do sún răng. Từ đó sẽ dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này. Lý do là răng sún bị hoặc hỏng sớm làm lợi sẽ đóng kín nhanh trước khi răng vĩnh viễn mọc tại đó. Đến khi răng vĩnh viễn mọc thì sẽ gặp khó khăn, mọc lệch gây mất thẩm mỹ và làm trẻ đau.

Ngay khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bị sún răng thì hãy tìm cách điều trị sớm cho trẻ. Nếu điều trị được càng sớm thì tác hại của nó càng ít và có lợi hơn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn. Với trẻ răng sún ưu tiên việc vệ sinh răng sạch sẽ hàng đầu. Tuyệt đối không được thấy bé sún răng không đau mà bỏ không điều trị. Vì khi không điều trị sẽ để gây nên tác hại như trên.

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ