Trẻ bị tiêu chảy: mách mẹ cách chăm sóc và điều trị tại nhà

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ không còn quá xa lạ, đặc biệt là vào mùa hè. Vậy có những cách nào để điều trị chứng bệnh trẻ bị tiêu chảy hiệu quả?

Tiêu chảy là một bệnh gặp thường xuyên ở trẻ nhỏ. Tưởng chừng như đây chỉ là một bệnh thông thường nhưng thực chất có thể nguy hiểm đến cả tính mạng của trẻ. Do đó, học cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy là điều cần thiết cho mỗi bố mẹ.

1. Bù đủ nước và điện giải cho bé bị tiêu chảy

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với một bé bị tiêu chảy. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này trẻ dễ bị mất nước và gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó cha mẹ cần lưu ý các điểm sau:

  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường.
  • Có thể sử dụng các dung dịch pha chế tại nhà để cung cấp nước và điện giải cho trẻ như nước cháo, nước gạo rang, hoặc dung dịch oresol.

  • Nên cho trẻ uống thành nhiều ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Trẻ lớn uống theo nhu cầu.
  • Đối với trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho trẻ bú mẹ, và bú mẹ tăng cường hơn.
  • Tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol và pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn sẽ đạt được hiệu quả bù nước cao nhất.

Một vài lưu ý về sử dụng dung dịch oresol đúng cách cho trẻ:

  • Đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định. Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml nước, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.

  • Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.
  • Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng.
  • Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
  • Tuyệt đối không được cho thêm đường, sữa, nước trái cây, nước ngọt… vào dung dịch oresol.

2. Điều trị trẻ bị tiêu chảy:Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Trong thời gian bị tiêu chảy nhiều ngày, trẻ sẽ sụt cân rất nhanh. Nhưng có nhiều phụ huynh quan niệm rằng cần kiêng khem cho trẻ trong thời gian này. Thậm chí không cho trẻ ăn các thực phẩm khác mà chỉ cho trẻ ăn cháo trắng, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh. Điều này là không cần thiết. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

Một số lưu ý như sau:

  • Không bắt trẻ nhịn ăn và kiêng khem. Khi trẻ không có dấu hiệu mất nước, tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ như bình thường.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, mất nước nặng: Khi các dấu hiệu mất nước đã bớt, cho trẻ bú mẹ hoặc ăn dần các thức ăn khác rồi trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.
  • Khi trẻ khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa 1 ngày trong 2 tuần để trẻ lấy lại cân nhanh chóng. Chú ý bữa ăn của trẻ nên đủ các thành phần dinh dưỡng (chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất).

Nắm được nguyên tắc này, cha mẹ đã giải đáp được câu hỏi tiêu chảy ăn gì tốt cho con em mình.

3. Bổ sung vi chất cho trẻ-Điều trị trẻ bị tiêu chảy

Nên bổ sung vi chất cho trẻ, nhất là kẽm. Bởi vì kẽm làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra giúp hồi phục tế bào biểu mô đường ruột bị tổn thương trong quá trình bệnh. Bổ sung kẽm thông qua các chế phẩm thuốc chứa kẽm với liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg /ngày trong 10 – 14 ngày
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: 20 mg /ngày trong 10 – 14 ngày

Cho trẻ ăn các thực phẩm có nhiều kẽm như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt…

4. Không tự ý sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi

Một thực trạng là khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng đề kháng với kháng sinh ở trẻ. Cha mẹ trẻ cần lưu ý:

  • Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp tiêu chảy do các tác nhân như khuẩn lỵ, lỵ amip, tả, đơn bào giardia. Không được dùng kháng sinh trong mọi trường hợp tiêu chảy.
  • Tốt nhất dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sỹ.

Tiêu chảy là một trong 5 bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà đúng cách rất quan trọng. Không những giúp bệnh mau khỏi và còn phòng tránh biến chứng xảy ra. Hy vọng thông tin trên bài viết này giúp ích cho các bạn.

Nguồn : bau.vn

  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]