Trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm đối mặt nguy cơ ung thư và tổn thương não

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều trẻ nên các mẹ thường có tâm lý chiều chuộng theo ý thích của trẻ. Vậy mẹ đã biết tác hại của mì tôm với trẻ nhỏ chưa?

Mì tôm là loại thực phẩm không chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Thế nhưng đây lại là loại thực phẩm được nhiều trẻ em rất thích. Tuy nhiên, nếu cho trẻ em ăn nhiều mì tôm không phải là điều tốt bởi nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì sự tiện lợi, giá thành rẻ mà trẻ lại thích ăn nên nhiều cha mẹ vẫn vô tư mua mì tôm ăn liền tích trữ trong nhà để mỗi khi bận bịu là chế biến cho con ăn. Vậy, trẻ ăn nhiều mì tôm có tốt không? Đâu là những tác hại của mì tôm với trẻ nhỏ?

Những tác hại của mì tôm với trẻ em

1. Cản trở sự phát triển trí tuệ và thể chất

Mì ăn liền làm từ bột tinh chế được chế biến rất nhiều và không chứa bất kỳ vitamin, khoáng chất thiết yếu nào nên nó không có giá trị dinh dưỡng.

2. Tác hại của mì tôm với trẻ: Béo phì

Do được chiên đi chiên lại nhiều lần trong quá trình chế biến nên sợi mì cũng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Loại dầu được sử dụng để chế biến mì ăn liền là dầu cọ có hàm lượng chất béo bão hòa cao.

3. Nguy cơ mắc bệnh tim, gan và thận

Do bên trong các gia vị của nhiều loại mì ăn liền chứa lượng natri vượt quá nhu cầu hàng ngày nên nếu trẻ ăn quá nhiều mì tôm dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, gan hay thận.

Ngoài ra, tác hại của mì tôm với trẻ em còn nằm ở lượng chất bảo quản được thêm vào. Mì tôm thường được phủ một lớp sáp có kết cấu mịn, gây ảnh hưởng đến gan của trẻ. Bên cạnh đó, chất propylen glycol được thêm vào mì ăn liền giúp giữ ẩm còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, thận và gan ở trẻ.

4. Tăng cân mất kiểm soát

Mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate không có lợi cho sức khỏe. Các chất này không làm no nên bé có thể ăn quá nhiều.

5. Tác hại của mì tôm với trẻ: Tổn thương não

Trong mì tôm có chứa lượng lớn bột ngọt (MSG), bột ngọt có thể giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bột ngọt có hại cho cả trẻ em và người lớn, ăn nhiều bột ngọt có thể bị tổn thương não.

Ăn nhiều mì tôm có gia tăng nguy cơ ung thư không?

Các loại mì có chứa nhiều bột ngọt (monosodium glutamate) có tác dụng điều vị. Bột ngọt được biết đến là chất gây ung thư và gây ra suy giảm trí não ở trẻ. Các hóa chất nguy hiểm khác như dioxin và chất hoá dẻo có trong bao bì hay tô nhựa chứa mì ăn liền được biết đến là chất gây ung thư. Khi thêm nước nóng vào, các chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư này sẽ ngấm vào từng sợi mì mà trẻ ăn.

Ngoài ra, một số sản phẩm mì ăn liền được đóng gói trong cốc nhựa, hộp nhựa chứa một số chất hóa học như dioxin và chất làm dẻo. Khi bạn thêm nước nóng để làm chín mì, những hóa chất này có thể bị rò rỉ ra và thấm vào mì, nếu ăn vào sẽ có khả năng gây ung thư.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: