Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mà cha mẹ cần biết? Tìm hiểu ngay!

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng cũng kha khá giống với một số các bệnh lý hô hấp khác. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng và không biết nên chăm sóc trẻ sao cho đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì cảm lạnh ở trẻ có thể tự điều trị và chăm sóc ở nhà nếu như biết cách. Trong trường hợp trẻ có diễn biến xấu mới cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám. Vậy hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và cách chăm sóc trẻ sao cho đúng nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là chảy nước mũi, đó là do chất tiết từ niêm mạc xoang mũi chảy xuống. Một số các dấu hiệu khác của cảm lạnh ở trẻ bao gồm sốt, quấy khóc; ho, hắt hơi; ăn uống kém hơn so với bình thường; không bú sữa mẹ; xảy ra các vấn đề về giấc ngủ.

Cha mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu như trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Sốt kéo dài.
  • Trẻ bú kém.
  • Tiểu ít.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Nổi ban đỏ.
  • Ho, có đờm.
  • Khó thở.
  • Tím tái.

Cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ đặc biệt để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là viêm đường hô hấp trên do virus tấn công. Trẻ có thể lây bệnh qua đường không khí, các đồ vật… Chúng gây ra tình trạng viêm, một số biến chứng nặng hơn của cảm lạnh là viêm phổi, viêm hong và viêm tai giữa.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Như đã nói, nếu không có các dấu hiệu bất thường gây nguy hiểm, cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Sau đây là một số phương pháp chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đơn giản tại nhà mà cha mẹ cần biết.

Xin ý kiến các bác sĩ về việc sử dụng máy làm ẩm cho trẻ để nâng cao độ ẩm trong không khí. Cha mẹ cần cho trẻ uống thêm sữa công thức và sữa mẹ để trẻ được bổ sung đầy đủ dịch. Rửa, hút dịch mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ không nên đặt trẻ ở tư thế nằm sấp. Cách tốt nhất khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đó là chăm sóc sao cho trẻ thoải mái và dễ chịu nhất, giúp trẻ dần hồi phục.

Hy vọng với bài viết của Bau.vn dưới đây sẽ giúp ích được cha mẹ hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh!

Nguồn : bau.vn