Tức giận sau sinh: Làm sao để mẹ điều chỉnh cảm xúc của mình?

Tình trạng trầm cảm sau sinh khá nhiều chị em gặp phải. Trong đó, tức giận sau sinh là một trong những triệu chứng dễ thấy.

Trên thực tế có tới 22% các mẹ sau sinh bị rối loạn tâm trạng sau sinh thậm chí bị nặng hơn khi con quấy khóc nhiều. Tình trạng trầm cảm sau sinh không chỉ có biểu hiện người mẹ luôn cảm thấy lo lắng mà còn có biểu hiện tức giận, nổi nóng.

Tức giận sau sinh là gì?

Tức giận sau sinh là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm nếu không được điều trị. Những cảm xúc tiêu cực khi tức giận rất khó có thể kiểm soát được. Nên những bà mẹ trải qua đôi khi cũng không hiểu được tại sao lại có thể cảm thấy tức giận như vậy.

Các triệu chứng tức giận sau sinh

Ở mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau và tuỳ thuộc vào tình trạng hiện tại. Các triệu chứng thịnh nộ sau sinh có thể bao gồm: Mẹ cảm thấy khó kiểm soát cơn tức giận, thường xuyên la hét hoặc nói nặng lời. Mẹ có những biểu hiện về thể chất như đánh hoặc nứm đồ vật… Bên cạnh đó, mẹ sau sinh có những suy nghĩ hoặc thúc giục thực hiện hành vi bạo lực…

Những bà mẹ trải qua cơn thịnh nộ sau sinh có thể khơi gợi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như việc đứa trẻ đang ngủ và đột nhiên quấy khoc vào ban đêm. Điều này cũng có thể khiến người mẹ cảm thấy bực tức.

Ngoài ra ví dụ như việc người chồng đi làm về muộn, nhà cửa bừa bộn cũng có thể khiến các mẹ cảm thấy không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Điều khủng khiếp là, có những cảm xúc này kéo theo những suy nghĩ rối loạn như làm tổn thương em bé hoặc những người xung quanh để trút giận lên.

Nguyên nhân khiến các mẹ cảm thấy tức giận 

Có một số nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng tức giận sau sinh, phải kể tới đó là:

-Khó khăn kinh tế

-Xung đột với chồng

-Cảm giác bị mắc kẹt trong những tình huống không mong muốn

Vậy làm sao để thoát khỏi cơn thịnh nộ sau sinh? Các mẹ cần có sự hỗ trợ từ người khác, thậm chí cần trị liệu, điều trị tâm lý. Đặc biệt là bên cạnh cần có sự quan tâm, chăm sóc của người chồng bên cạnh.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.