Tuyệt chiêu để sữa mẹ chảy nhiều như nước sau sinh

Để có cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân để sữa mẹ tiết ra nhiều và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để tránh cho phản xạ tiết sữa bị ảnh hưởng.

Sau khi sinh những cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản và hiệu quả là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Với nhiều mẹ chỉ cần cho bé bú thường xuyên hay vắt sữa đều đặn là đủ lượng sữa cho con bú. Nhưng không ít mẹ loay hoay với nhiều cách khác nhau sữa “vẫn không chịu xuống” Cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản nhất là tạo phản xạ xuống sữa thường xuyên. Cách này không chỉ giúp sữa xuống đều khi sử dụng máy vắt thường xuyên mà ngay cả khi bé muốn bú mẹ “bất thình lình”.

Phản xạ xuống sữa là gì?

Sau khi sinh vú mẹ sẽ có phản xạ xuống sữa. Phản xạ này được hiểu là khi bé bú mẹ trực tiếp, miệng, lưỡi tiếp xúc với ti, kích thích quầng vú và đầu ti mẹ. Khi đó, tuyến yên, tuyết nội tiết sẽ tạo ra hai hormone Prolactin và Oxytocin kích thích các nang sữa co thắt liên tục, sữa được phóng ra đồng loạt tạo phản xạ tiết sữa.

Mỗi cữ bú có mấy lần xuống sữa? Theo các nghiên cứu chuyên sâu, mỗi cữ bú của trẻ  khoảng 75% các mẹ có hơn 1 lần xuống sữa. Trung bình mỗi bên xuống sữa khoảng 2,2 lần. Phản xạ xuống sữa càng nhiều thì bé càng nhận được nhiều sữa.
Thời gian xuống sữa dài bao lâu? Não bộ mất khoảng thời gian từ 1-2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa và phản xạ này kéo dài trung bình khoảng 3 phút. Tuy nhiên, mẹ chỉ cảm nhận được từ 20-30 giây.

Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên kích thích phản xạ xuống sữa

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều

Bí quyết để giữ cho lượng sữa tiết ra nhiều và đều: Cho bé bú đúng cữ, hút sữa thường xuyên và chăm massage bầu ngực.

Cho trẻ bú đủ cữ: Cho bé bú đúng cách và liên tục sữa sẽ tiết nhiều hơn vì tuyến sữa làm việc”chăm chỉ” hằng ngày. Khoảng 1 giờ sau khi cho con bú, lượng sữa đã đạt mức 40%, sau 2 giờ lượng sữa sẽ đạt mức 75% của lượng sữa đã trẻ đã bú.

Sau khi cho con bú, 2 bầu vú vẫn căng cần phải dùng tay hoặc máy vắt hết sữa ra. Tại sao vậy? Vì thông thường khoảng 2-3 giờ trẻ sẽ bú 1 lần, điều này làm cho áp lực của sữa tăng lên, quá trình tạo sữa sẽ bị chậm lại.

Thời gian trong tháng, có thể trẻ chưa chăm chỉ bú mẹ hoặc do đầu ti quá to trẻ ngại bú nhưng mẹ vẫn cần kiên trì mỗi ngày vì mỗi lần cho con bú sẽ làm cho phản xạ truyền sữa diễn ra mạnh hơn và lượng sữa cũng sẽ tăng dần lên.

Hút sữa đều đặn: Vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa thường xuyên cũng là cách làm sữa mẹ xuống nhiều. Mẹ nên hút sữa ở nơi quen thuộc, ngồi thoải mái và giữ tâm trạng vui vẻ.

Hạn chế sự gián đoạn trong khi hút sữa bằng cách tạm thời “cách ly” với bé yêu khi ở nhà. Nếu ở nơi làm việc kiếm một phòng kín hay 1 góc kín, xoay mặt vào trong, dùng áo choàng cho con bú trùm lên người. Mẹ cũng không nên nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa có ra không. Tâm lý căng thẳng có thể ức chế sự xuống sữa.

Massage đầu vú: Điều này giúp mẹ thư giãn và kích thích dây thần kinh quanh quầng vú và đầu ti. Thời gian thực hiện khoảng 1-2 phút. Nếu mới 30 giây sữa đã xuống, mẹ có thể vắt hay hút luôn, không cần làm đủ thời gian đưa ra.

Cách đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Sau đó dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không quá mạnh gây đau. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên vắt tay hay hút máy.

Một số lưu ý cần nhớ

Mẹ có nhiều phản xạ xuống sữa cùng một lúc khi cho trẻ bú mà có thể cảm thấy hoặc không cảm thấy gì. Phản xạ xuống sữa cũng có thể xảy ra khi mẹ nghĩ về trẻ, nghe thấy bé hoặc trẻ khác khóc hay khi quan hệ tình dục có kích thích vào vú.
Nếu phản xạ này xảy ra vào thời điểm nào đó bất tiện, mẹ có thể đặt hai cánh tay chéo trước ngực hoặc ép nhẹ lên vùng núm vú cho đến khi phản xạ tiết sữa tạm dừng lại.
Mẹ có thể dùng áo ngực có đệm miếng lót bằng vải bông gòn trong một số tuần bắt đầu cho trẻ bú để tránh cho sữa không bị chảy ra áo.

Để có cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân để sữa mẹ tiết ra nhiều và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để tránh cho phản xạ tiết sữa bị ảnh hưởng.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?