Tuyệt chiêu giải quyết vấn đề bé không chịu bú bình “một phát ăn ngay”

Khi mẹ hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm nhưng bé không chịu bú bình khiến nhiều chị em đau đầu. Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn, hết sức đơn giản bằng các tuyệt chiêu.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không chịu bú bình. Từ đó, có các giải pháp hợp lý để khắc phục và luyện tập cho trẻ ti bình thành công.

Tại sao bé không chịu bú bình?

1. Có thể do trẻ không thích sữa ngoài

Nếu trẻ không chịu ti bình vì lý do này, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ, mùi vị và hương liệu của sữa.

Một số trẻ thích uống sữa ấm, nhưng cũng có trẻ chỉ thích sữa ở nhiệt đồ phòng. Ngoài ra, có thể do bé đã quen với hương vị của sữa mẹ, nên khi chuyển sang sữa ngoài sẽ không quen. Khi ở thời gian đầu tập bú, bạn nên chọn những loại sữa có mùi vị và hương vị giống sữa mẹ nhất để trẻ làm quen.

2. Núm vú bình khó bú

Đây là vấn đề chủ yếu của trẻ khi ti bình. Nếu núm vú có lỗ nhỏ, sữa ra ít khiến bé khó khăn cho việc trong việc bú. Lâu dần, sẽ khiến bé chán và bỏ bú bình.

Nếu các bé lười bú bình, mẹ nên chọn núm ti cao su vì có chất liệu mềm mại hơn hẳn so với silicon, khiến bé thích thú. Ngoài ra, cần chọn núm vú phù hợp với bình sữa và tháng tuổi của bé.

3. Bé không chịu bú bình do thay đổi người cho ăn

Bé đã quá quen với việc được mẹ cho ăn hàng hàng, nếu thay đổi người bé sẽ không chịu ăn. Nếu con bạn trong trường hợp này, hãy vắt 1 ít sữa mẹ lên người cho ăn để bé cảm thấy “mùi mẹ” quen thuộc.

Khắc phục tình trạng bé không chịu bú bình

1. Cho bé tập bú bình đi dạo

Mục đích của việc này là để bé phân tâm, không chú ý đến mùi vị khác lạ của sữa. Ngoài ra, việc đi dạo ngoài trời cũng giúp bé thoải mái và phát triển trí não, sức khỏe nhiều hơn.

Các thực hiện

Bạn cần địu bé hoặc cho bé ngồi vào xe đẩy để trẻ ngồi thẳng và hướng mặt về phía trước.

Khi em bé bình tĩnh, thoải mái thì hãy đặt bình sữa vào miệng bé. Đồng thời, vỗ hẹ vào hông bé như đang nịnh con bú sữa.

Không khí và cảnh vật xung quanh sẽ khiến bé bỗng lãng quên đi việc ăn uống và bú bình một cách vô thức. Cách làm này cần phải bình tĩnh, không nên nóng vội, tránh ép trẻ ăn.

2. Thay đổi núm vú giả và bình sữa

Nếu bé nhà bạn thích ngậm ti giả, dựa vào thói quen này trước khi cho trẻ ti bình, bạn hãy cho bé ngậm ti giả trước 2 phút. Sau đó nhanh chóng lấy ti giả ra và đưa bình sữa vào miệng bé. Hầu hết các bé sẽ không nhận ra sự thay đổi, mà cứ thế bú tiếp.

 

3. Bé không chịu bú bình, hãy cho bú khi đang buồn ngủ

Thường các bà mẹ hay cho con bú trước khi đi ngủ để bé thoải mái và dễ ngủ hơn. Trước khi đi ngủ, con khá mệt và thường không để ý đến những sự thay đổi, bú bình một cách vô thức.

Bạn trong trẻ bú mẹ như bình thường 1 lúc, sau đó nhanh chóng bỏ ti mẹ và đưa bình sữa vào miệng bé. Nếu bé khóc không chịu, bạn hãy cho bé bú mẹ lại vỗ về, hát ru để bé dịu lại, sau đó lại tiếp tục đưa bình sữa vào miệng bé.

Những lưu ý khi tập bú bình cho trẻ

1. Không luyện cho bé bú bình quá sớm

Nhiều bà mẹ nóng vội, muốn chuẩn bị trước để bé quen dần. Nhưng không nên cho bé tập bú bình trước 2 tháng tuổi, dù bạn có vắt sữa mẹ cho vào bình bú của con. Nếu con làm quen với việc ti bình sớm sẽ từ chối bú mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm hơn.

Vậy thời điểm thích hợp để tập bú bình cho trẻ là trước 2 tuần mẹ đi làm.

2. Bé không chịu bú bình- Nên nhờ người khác cho bé bú bình

Do đã quen hơi mẹ, nên khi mẹ đi làm, người khác cho ăn bé sẽ không chịu. Vì vậy, tốt nhất nên ngờ ông bà hoặc người thân tập bú bình cho trẻ. Thời gian đầu, trẻ sẽ mất vài hôm để làm quen với người mới nhưng sẽ không kéo dài.

3. Đưa núm vú vào miệng trẻ đúng cách

Thay vì “nhét” núm ti vào miệng trẻ, bạn chỉ nên chạm núm ti vào môi để bé mở miệng “đón nhận” như cách bú mẹ. Việc này giúp mẹ kiểm tra xem bé ngậm cả núm vú để bú sữa hay chỉ nhay mỗi đầu ti.

Đặc biệt, khi cho trẻ bú bình, bạn tránh để bé bú nằm vì sữa dễ rớt vài tai và cằm khiến nhiễm trùng tai hoặc hăm cằm.

Với những chia sẻ của Bau.vn, hi vọng các mẹ sẽ giải quyết được vấn để bé không chịu bú bình. Tuy nhiên, việc này cần có sự kiên nhẫn và bình tĩnh với trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn