Ù tai ở mẹ bầu – Nguyên nhân và mẹo hay xử lý chứng ù tai

Ù tai là hiện tượng nhiều chị em gặp phải khi đang mang thai. Ù tai ở mẹ bầu có nhiều nguyên nhân cũng như một số nguy cơ tiềm ẩn về bệnh.

Thời gian mang thai cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi. Ù tai ở mẹ bầu là một hiện tượng thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và mẹo hay để xử lý chứng ù tai.

Ù tai ở mẹ bầu là hiện tượng gì?

Trong suốt thai kỳ, thi thoảng mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng tai bị ù. Biểu hiện là xuất hiện âm thanh hoặc tiếng ồn, rít hoặc lạo xạo trong tai. Nhiều mô tả ù tai được ví như tiếng dế kêu, tiếng quạt máy thậm chí là tiếng sóng biển…

Hiện tượng ù tai thường xuất hiện kéo dài hoặc mãn tính. Theo thống kê, hiện tượng này gặp ở nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu. Cũng có nhiều người bị ù tai trong suốt thai kỳ, thậm chí cả sau sinh. Những người từ 50 tuổi trở lên đặc biệt dễ gặp hiện tượng này.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai

Nhìn chung ù tai là hiện tượng phổ biến không chỉ ở riêng ai. Chị em có thể bị ù tai vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tùy thuộc vào biểu hiện mà có thể do các nguyên nhân ù tai khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến:

Ù tai do thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu ù tai. Sắt là chất quan trọng giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó bao gồm cả não và hệ thống thính giác ở tai.

Do huyết áp cao

Tai là bộ phận nhạy cảm với tất cả thay đổi trong lưu lượng máu. Huyết áp cao có thể dẫn tới ù tai và mất thính giác. Huyết áp cao rất nguy hiểm với phụ nữ có bầu. Đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP – tình trạng nhiễm độc thai nghén.

Đau đầu gây ù tai

Đau nửa đầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ù tai. Theo các chuyên gia, đau nửa đầu có nguy cơ gây mất thính lực nhiều hơn thông thường.

Một số nguyên nhân khác

Một số lý do khác gây ù tai là: thay đổi nội tiết tố; chấn thương tai hoặc vùng đầu; viêm nhiễm tai mũi họng; căng thẳng, suy nhược cơ thể; do sử dụng chất kích thích; tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài…

Mẹo hay khắc phục tình trạng ù tai ở mẹ bầu

Ù tai là hiện tượng rất khó chịu đối với mẹ bầu. Sau đây là một số mẹo khắc phục ù tai cho các mẹ bầu tham khảo:

  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Bổ sung sắt, tránh ăn thực phẩm nhiều muối là một cách khắc phục ù tai. Bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng và đủ chất. Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc sẽ giúp giảm các nguy cơ biến chứng thường gặp trong thai kỳ.
  • Tập thể dục: Đây là một cách để giúp máu lưu thông dễ hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ tăng cường thể lực, giảm nguy cơ gặp các triệu chứng như ù tai ở mẹ bầu.
  • Nghe nhạc, sử dụng tiếng ồn trắng: Theo chuyên giam bạn có thể bật nhạc để tránh các tiếng ồn khó chịu. Bên cạnh đó hãy sử dụng tiếng ồn trắng. Ví dụ như tiếng mưa, tiếng sóng, tiếng suối chảy…phát ra từ môi trường xung quanh.

  • Chườm muối tai: Mẹ bầu có thể chườm muối hột đã rang nóng trên bếp để giảm ù tai. Thực hiện chườm ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút cho tới khi hết ù tai.
  • Gõ trống tai: Đây là mẹo dân gian thường được áp dụng chống ù tai. Bạn úp lòng bàn tay vào hai bên tai, ấn các ngón tay theo nhịp điệu. Sau khoảng 30 lần, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào sau tai tiếp 30 lần.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ: Một biện pháp không thể thiếu để giảm ù tai. Hãy loại bỏ các bụi bẩn trong tai bởi thời gian này sức đề kháng của mẹ yếu hơn bình thường.
  • Thiền: Xóa bỏ mọi căng thẳng, thực hành thiền sẽ giúp mẹ giảm triệu chứng ù tai.

Thông thường, ù tai sẽ xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu hiện tượng này kéo dài và gây khó chịu quá mức, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.