Uống nước dừa khi mang thai – những cái nên và không nên mẹ bầu cần lưu ý

Nước dừa thường được coi là thứ uống điện giải cho cơ thể, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với mẹ bầu, uống nước dừa cũng cần cách thức riêng phù hợp để an toàn cho thai kỳ.

Không phải đồ uống và hoa quả nào cũng tốt, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Tùy thuộc các giai đoạn mà mẹ bầu nên bổ sung các loại đồ uống khác nhau, vậy uống nước dừa khi mang thai cần lưu ý những điều gì?

Một số lợi ích của uống nước dừa khi mang thai

Nước dừa có nhiều tác dụng đối với mẹ bầu. Nước dừa giúp cung cấp điện giải và nước, muối tự nhiên cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa protein và natri, duy trì năng lượng cho mẹ bầu hàng ngày.

Nhiều mẹ bầu ngại ăn uống nhiều hoa quả vì sợ thừa calo và đường, tuy nhiên nước dừa có nhiều chất xơ, ít calo và chứa các axit omega lành mạnh cho cơ thể. Điều này giúp bà bầu có thể ổn định cân nặng hợp lí. Bên cạnh đó nó cũng không chứa cholesterol, tích trữ mỡ thừa.

Uống nước dừa khi mang thai giúp mẹ bầu ổn định đường tiêu hóa. Nước dừa giúp ngăn ngừa táo bón, các bệnh liên quan đến đường ruột. Đồng thời nó còn duy trị ổn định độ pH cho cơ thể.

Các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa có trong dừa sẽ giúp cơ thể mẹ bầu và thai nhi tăng cường hệ miễn dịch. Axit monolaurin sản sinh khi uống nước dừa sẽ giúp phòng tránh cúm và các bệnh khác. Theo các chuyên gia, uống nước dừa cũng bảo mẹ mẹ khỏi các bệnh nhiễm trùng khi mang thai. Nó làm cải thiện chức năng của thận, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh về huyết áp.

Mẹ bầu không nên uống nước dừa vào thời điểm nào?

Nước dừa có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể uống. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất mẹ không nên uống nước dừa. Thời điểm này mẹ bầu thường xuyên ốm nghén, nước dừa lại thúc đẩy tình trạng này trở nên khó chịu hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo trong nước dừa (dừa xiêm) cũng gây đầy bụng, khó tiêu đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Dừa xiêm có tính âm, làm mát cơ thể tốt tuy nhiên lại làm mềm yếu gân cơ, không tốt cho giai đoạn này.

Mẹ bầu không nên uống quá nhiều hoặc lạm dụng nước dừa. Điều này có thể gây nên rối loạn cân bằng điện giải cho cơ thể. Nước dừa sử dụng cần sạch sẽ, có thể nấu chín hoặc sử dụng ngay khi vừa cắt còn tươi để đảm bảo dinh dưỡng. Không nên sử dụng các loại nước dừa đóng hộp hoặc đã để lâu. Các loại nước dừa này có thể thêm chất tạo ngọt, ảnh hưởng đến đường huyết cơ thể.

Không phải thực phẩm nào cũng tốt để có thể bù đắp dinh dưỡng hoàn toàn. Vì vậy mẹ không nên lạm dụng một thức uống hay thực phẩm nào cả. Mọi thực phẩm trong quá trình mang thai đều cần xem xét cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lí để thai nhi phát triển khỏe mạnh, an toàn mẹ nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.