Vì sao các ông bố trẻ lại bị trầm cảm sau sinh?

Các chuyên gia cho biết, độ tuổi làm bố lý tưởng nhất là từ 30 - 40 tuổi. Đây là thời điểm người đàn ông đã chín muồi cả sự nghiệp lẫn kinh nghiệm sống. Làm bố quá trẻ do thiếu kinh nghiệm sống cộng với điều kiện kinh tế chưa ổn định nên dễ bị rơi vào trầm cảm.

Vì sao làm bố quá trẻ lại bị trầm cảm?

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các bác sĩ nhi khoa tại trường Đại học Northwestern – Chicago chỉ ra rằng, những người đàn ông làm bố dưới 25 tuổi dễ bị trầm cảm trong 5 năm đầu nuôi con, con số này chiếm khoảng 68%.


Ảnh minh họa

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể liệt kê một số yếu tố chính như sau:

Do thiếu kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con: Việc lên chức bố quá sớm khiến các ông bố trẻ cảm thấy hoang mang, lo sợ, căng thẳng và mệt mỏi. Thứ nhất, họ lo sợ bản thân không đủ sức mạnh để bảo vệ và che chở cho vợ con. Hơn nữa, khi làm bố nghĩa là họ phải từ bỏ cuộc sống vợ chồng ron rỗi, phải dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cùng vợ.

Không những thế nỗi lo lớn nhất của các ông bố trẻ chính là thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Vì thế, họ rất khó để hoàn thành vai trò của một ông bố. Điều này khiến đàn ông dễ rơi vào khủng hoảng và khó tránh khỏi chứng trầm cảm sau khi vợ sinh con.

Gánh nặng trụ cột gia đình: Khi chưa có con, các ông bố tương lai vẫn có thể cùng vợ hẹn hò những bữa tối lãng mạn, được tự do đi nhậu cùng đồng nghiệp đến khuya, được làm những gì mình thích… Nhưng khi có thêm một thành viên mới, các ống bố trẻ sẽ không còn nhiều thời gian để dành cho bản thân.


Làm bố quá trẻ dễ bị trầm cảm

Ngoài việc giúp vợ chăm sóc con họ còn mang trên mình gánh nặng về tài chính. Các khoản chi phí nuôi con trong những năm tháng đầu đời không hề nhỏ. Mà với một gia đình trẻ nếu không có nguồn tiết kiệm trước đó thì điều này vô cùng khó khăn. Do vậy, các ông bố trẻ dễ rơi vào trầm cảm.

Do những thay đổi trong quan hệ vợ chồng: Sau khi sinh con, người phụ nữ thường dành phần nhiều thời gian cho con. Vì thế các ông bố trẻ bị cho ra rìa, điều này khiến họ cảm thấy cô đơn và tủi thân.

Cách đối phố với chứng trầm cảm

Những ông bố này thường cục tính, khó gần và thường xao nhãng bổn phận làm cha của mình. Các chuyên gia cho biết, những đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố trẻ bị trầm cảm thường chậm phát triển về ngôn ngữ, khả năng đọc và thậm chí có thể rối loạn hành vi. Chưa kể đến, những ông trầm cảm thường sử dụng kỷ luật khắt khe hoặc đòn roi khi trẻ bị phạm lỗi.


Những đứa con được nuôi dưỡng bởi ông bố trầm cảm thường chậm phát triển khả năng ngôn ngữ

Theo thống kê, có khoảng 5% ông bố bị trầm cảm sau khi vợ sinh con, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới chiếm 10%. Khi bị trầm cảm cũng như người phụ nữ, đàn ông cũng cần sự cảm thông chia sẻ của những người xung quanh đặc biệt là người bạn đời của họ. Do vậy, các bà mẹ hãy luôn giúp đỡ, khuyến khích ông xã của mình giúp anh ấy có niềm tin và lạc quan sống mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo các cặp vợ chồng trẻ nên đi khám sức khỏe sau sinh để tầm soát và điều trị kịp thời chứng trầm cảm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con trẻ, hạn chế những tác động xấu đến sự phát triển về tâm hồn của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Theo Yeutre

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn