Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (Phần 2)

Viêm tiểu phế quản là bệnh phổi phổ biến gây ra bởi virus, ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt vào mùa đông.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

1. Virus hợp bào hô hấp (RSV)

Loại virus chính dẫn tới đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ. Virus tấn công trẻ ở độ tuổi từ dưới 1 tuổi. Khi trẻ bị nhiễm loại virus này sẽ bị viêm, tích tụ chất ngầy và sưng đường thở.

2. Virus Adeno

Virus Adeno gây ra khoảng 10% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em, loại virus này chủ yếu nhắm vào màng nhầy ở mũi, họng của trẻ.

3. Virus cúm

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc virus cúm, gây viêm ở phổi, mũi và cổ họng. Trẻ nhỏ mắc bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản nếu có một trong những yếu tố nguy cơ là:

  • Không được bú sữa mẹ sau khi sinh.
  • Sinh non.
  • Mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
  • Hệ miễn dịch yếu.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Ở nơi đông người có virus tồn tại như nhà trẻ.
  • Người trong gia đình nhiễm virus và lây nhiễm cho trẻ.

Nếu tình trạng viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn nghiêm trọng và không được điều trị thì trẻ sơ sinh có thể tử vong. Tình trang này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra mà không có lý do. Ngoài nguyên nhân chính do virus, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh còn do các nguyên nhân khác gồm:

  • Hít phải mùi của các hóa chất như amoniac, thuốc tẩy, clo.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Gặp phản ứng bất lợi với thuốc.

Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Hạ sốt

Trường hợp trẻ bị sốt cao, thuốc hạ sốt được dùng cho trẻ gồm 2 loại: paracetamol và ibprofen. Chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và có chỉ định của bác sĩ. Mặc đồ thoáng mát thấm mồ hôi cho trẻ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giúp hạ sốt.

Điều trị ho

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không nên dùng thuốc giảm ho bởi ho được coi như một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra ngoài. Trường hợp trẻ ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ cha mẹ có thể massage gan bàn chân, ngực, lưng cho trẻ, ho mật ong pha với nước để trẻ uống.

Chữa sổ mũi, nghẹt mũi

Đều đặn dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, duy trì độ ẩm trong phòng ngủ để trẻ bớt khô mũi.

Làm giảm loãng đờm

Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… nhưng chỉ khi trẻ được uống đủ nước thì thuốc mới phát huy tác dụng. Có thể thấy việc uống đủ nước cơ bản đã giúp làm loãng đờm hiệu quả.

Khí dung thuốc giãn phế quản

Để điều trị hiện tượng khò khè do co thắt phế quản, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn phế quản khí dung (ventolin).

Thuốc kháng virus

Việc sử dụng thuốc kháng virus cần có sự đồng ý của bác sĩ vì loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, chỉ cân nhắc khi nguyên nhân gây bệnh do virus cúm.

Liệu pháp kháng sinh

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi sẽ quyết định trẻ có cần sử dụng liệu pháp kháng sinh hay không khi trẻ gặp các biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

Nguồn : bau.vn