10 điều trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, đôi đũa từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi bữa ăn và còn là 1 phần văn hóa trong nét ẩm thực độc đáo.

Trong bữa cơm của người Châu Á nói chung từ lâu đã không thể thiếu đôi đũa – một vật dụng quen thuộc hình thành nên văn hóa ẩm thực độc đáo tại mỗi quốc gia. Đối với Nhật Bản cũng vậy, từ lâu đôi đũa đã được xem là nét ẩm thực đặc trưng, tạo nên sắc màu thú vị riêng trong mỗi bữa cơm gia đình. Vậy văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản được sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

10 điều trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản

1. Không liếm đũa

Không liếm đũa là một trong những điều tối kỵ trong văn hóa sử dụng đũa của người Nhật Bản vì họ coi đây là hành động kém vệ sinh. Hành động này còn có tên gọi là neburi bashi bị coi là hành động mất vệ sinh trong mắt cười người dân nơi đây. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt trong bữa cơm đều nên tránh liếm đũa.

2. Không nghịch đũa

Ở một số quốc gia khác, việc nghịch đùa như đồ chơi không phải hành động quá xa lạ gì trong bữa ăn. Thế nhưng đối với người Nhật Bản, hành động quơ đũa hay nghịch đùa trước mặt người khác đi đang dùng bữa là một việc làm thiếu lịch sự, đặc biệt là khi bạn đang trò chuyện cùng với họ.

3. Không khuấy đũa đang sử dụng vào bát súp

Người Nhật không bao giờ dùng đôi đũa đang sử dụng dở để khuấy vào bát súp hoặc bát canh. Bởi họ cho rằng đây là hành động rửa đôi đũa của mình khi nhúng chúng vào bát canh. Đây cũng là một trong những hành động kém văn hóa và thiếu vệ sinh trong văn hóa sử dụng đũa của người Nhật.

4. Hạn chế và cẩn thận khi gắp thức ăn cho người khác

Việc chuyền thức ăn từ đũa người này sang đũa người khác trong văn hóa Nhật chỉ dành cho một phong tục tại nước này. Đó là một phong tục trong các đám tang của người Nhật. Vì vậy đây được xem như là một hành động cấm kỵ tại quốc gia này. Bên cạnh đó, khi gắp thức ăn cho người khác bạn cần cẩn trọng để không rơi thức ăn ra bên ngoài.

5. Không bới thức ăn

Một trong những quy tắc tối thiểu mà người Nhật luôn lưu ý đó là không sử dụng đũa để bới, móc đồ ăn. Bới móc thức ăn để chọn những thứ mình thích hoặc tìm kiếm những thứ ngon được cho là hành động kém văn hóa. Vì vậy mà người Nhật thường gắp thẳng thức ăn từ phần trên của món ăn đó.

6. Không vắt chéo đũa

Trong các dịp tang lễ ở Nhật Bản thường xuất hiện những hình ảnh vắt chéo đôi đũa. Chính vì vậy mà trong cách bữa ăn, họ luôn đặt đũa sao cho chúng song song với nhau khi không còn sử dụng đến chúng nữa. Vì vắt chéo đôi đũa sẽ làm mọi người trên bàn ăn liên tưởng đến các dịp tang lễ.

7. Không đưa đũa qua lại

Shashi bashi hay còn gọi là tham lam tại đất nước Nhật Bản. Nếu ai đó sử dụng đôi đũa để đưa qua đưa lại trên những món ăn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang suy nghĩ xem nên lựa chọn món ăn gì và điều này sẽ khiến người khác đánh giá bạn là kẻ tham lam.

8. Giữ đũa chính xác

Người Nhật rất quan trọng việc cầm đũa đúng cách. Bạn cần phải giữ đúng chính xác và đúng vị trí của chúng thì mới đạt tiêu chuẩn. Đây là việc không hề dễ làm nên nhiều người Nhật phải tập luyện ở nhà khi một mình cho đến khi thành thạo.

9. Dùng gác đũa

Một khi bạn không sử dụng đến đũa nữa hoặc đang tạm ngưng việc ăn uống lại thì việc sử dụng gác đũa là việc làm cần thiết. Ở Nhật Bản, họ không đặt thẳng đũa lên bát cơm vì trông giống một nghi lễ tang tại đất nước này. Việc sử dụng gác đũa cũng trở thành một nét văn hóa độc đáo tại nơi đây.

10. Đừng ăn ngay từ những món ăn chung

Tại Nhật, bạn không nên ăn ngay lập tức từ những món ăn chung xuất hiện trên bàn. Thay vào đó, bạn hãy gắp thức ăn từ những món đã được chia sẵn và đặt vào một cái đĩa hoặc một cái bát của mình trước khi ăn. Đây cũng là một trong những quy tắc được người Nhật lưu ý.

Nguồn : bau.vn

  • Món tôm nhảy đầy hấp dẫn với du khách tới Thái Lan

    Món tôm nhảy đặc trưng của ẩm thực Thái Lan khiến du khách thích thú, vì ngay cả khi đã vào miệng, tôm vẫn còn nhảy múa. Đây là một trải nghiệm độc đáo, mang đến cảm giác mới lạ và thú vị cho người thưởng thức.
  • Cà phê muối xứ Huế được báo quốc tế khen ngợi

    Cà phê muối là sự kết hợp giữa cà phê đen và kem muối, được phục vụ nóng hoặc đá. Món đồ uống này được sáng tạo tại một quán cà phê nhỏ ở Huế và đã trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. Theo CNN, kem và sữa giúp làm dịu vị đắng của cà phê, trong khi muối lại tăng cường vị ngọt, làm nổi bật hương vị đặc trưng của cà phê muối.
  • Khám phá Tuyên Quang với những điểm đến lý tưởng

    Tuyên Quang nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nổi tiếng bởi rất nhiều các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa cổ xưa. Không những vậy, Tuyên Quang còn là nơi hội tụ bởi những nét đẹp văn hóa khác nhau, trong đó phải kể tới ẩm thực và văn hóa tâm linh. Bởi vùng đất nơi đây là nơi sinh sống của rất nhiều các dân tộc thiểu số thuộc khu vực vùng núi phía Bắc. Chính vì như vậy mà Tuyên Quang đã dần trở thành một điểm đến du lịch, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những địa danh nổi tiếng của vùng đất này để có thêm kiến thức và trải nghiệm.
  • Ngô, khoai nướng - hương vị ấm nồng đón cái lạnh Hà Nội

    Khi cái lạnh tràn về Hà Nội, ngô khoai nướng lại tỏa hương thơm nồng nàn trên các con phố. Món ăn giản dị này không chỉ xua tan cái lạnh mà còn gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ, mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi cho người dân.
  • Thảo Cầm Viên gây sốt với dịch vụ chăm sóc thú cưng

    Thảo Cầm Viên là một trong những vườn thú lâu đời tại Việt Nam và đã trở thành một biểu tượng văn hóa của thành phố Hồ CHí Minh. Với dịch vụ chăm sóc thú cưng mới ra mắt, nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến thu hút của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ tới tham quan và trải nghiệm trong thời gian sắp tới.
  • Phú Quốc liên tiếp ba năm được lọt Top hòn đảo đẹp nhất thế giới

    Phú Quốc là điểm du lịch Việt Nam duy nhất trong Top những đảo đẹp nhất thế giới, đứng thứ hai khu vực châu Á, do tạp chí Condé Nast Traveller bầu chọn.