3 nguyên nhân khiến lượng kinh nguyệt tự dưng giảm đáng kể mà chị em cần lưu ý

Kinh nguyệt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nói riêng, nhất là với chị em đang mong ngóng có em bé.

Kinh nguyệt đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ nói chung và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nói riêng. Chị em cần theo dõi để biết lượng kinh nguyệt của mình nhiều hơn hay ít đi. Sự thay đổi số lượng kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó của bạn.

1. Ảnh hưởng của chức năng tuyến yên

Mỗi chúng ta đều có một tuyến nhỏ hình bầu dục gọi là tuyến yên. Tuyến yên rất quan trọng đối với con người. Đối với bạn nữ, tuyến yên không chỉ thúc đẩy cơ thể phát triển xương mà còn ảnh hưởng đến lượng nội tiết cho buồng trứng tiết ra. Nếu nội tiết tố do tuyến yên tiết ra ít sẽ làm giảm chức năng tăng sinh của nội mạc tử cung trong cơ thể chị em, gây ra một số bệnh lý ở tử cung, biểu hiện là lượng kinh nguyệt suy giảm.

2. Không rụng trứng

Nhiều bạn nữ không biết lý do tại sao họ có lượng kinh nguyệt rất ít mỗi tháng. Có thể bạn không biết rằng trong một số trường hợp, kinh nguyệt của phụ nữ không theo chu kỳ. Điều này có nghĩa là một số phụ nữ không rụng trứng hàng tháng. Và kinh nguyệt xuất hiện khi cơ thể phụ nữ không rụng trứng và kinh nguyệt bình thường khi cơ thể họ đã rụng trứng là hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm chính của triệu chứng này là lượng kinh nguyệt rất ít. Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng không ổn định, không đều. Nếu chị em thấy có hiện tượng này, bạn nên đi thăm khám xem mình có ở trong trường hợp này không.

3. Rối loạn nội tiết

Trong những trường hợp bình thường, sự tăng sản của nội mạc tử cung phụ nữ có quan hệ rất mật thiết với nội tiết bình thường. Nếu nội mạc tử cung của phụ nữ bất thường thì không loại trừ khả năng nội tiết của cơ thể bị rối loạn. Vì nếu nội tiết của cơ thể bị rối loạn sẽ làm giảm lượng nội mạc tử cung bong ra, dẫn đến lượng kinh nguyệt giảm xuống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết của phụ nữ, chẳng hạn như thức khuya lâu ngày, chế độ ăn uống không hợp lý, tinh thần căng thẳng quá độ… sẽ ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể và làm giảm lượng kinh nguyệt.

Phụ nữ nên làm gì khi thấy triệu chứng giảm kinh nguyệt?

1. Điều chỉnh tâm lý kịp thời

Trong những trường hợp bình thường, kinh nguyệt của phụ nữ có bình thường hay không đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của phụ nữ. Nếu tâm trạng không tốt và áp lực tinh thần quá cao sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Vì tâm trạng của người phụ nữ dao động quá lớn, dễ gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Vì vậy, người phụ nữ cần học cách điều chỉnh tâm lý, cần giữ cho mình tâm trạng vui vẻ, lạc quan. Điều này có lợi cho nội tiết tố bình thường của cơ thể.

2. Tìm ra vấn đề

Chị em không nên bỏ qua tình trạng giảm lượng kinh nguyệt. Nhiều người sẽ nghĩ rằng kinh nguyệt ra ít nhưng không đau chắc là chuyện vặt. Nhưng thực chất là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm lượng kinh nguyệt, không thể loại trừ các yếu tố bệnh lý. Bạn nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân kịp thời. Ngoài ra, để đảm bảo sức khoẻ, phụ nữ cần áp dụng thói quen sinh hoạt tốt, tránh những bất thường nội tiết của cơ thể.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • 5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45–55. Sự suy giảm hormone nội tiết estrogen trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn khiến nhiều chị em thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng, lo âu vô cớ. Làm thế nào để cân bằng tinh thần và giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt,phòng ngừa bệnh tật.Vì vậy,muốn cải thiện hệ tiêu hóa hãy bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
  • Nên uống vitamin D, sắt, kẽm…khi nào để hấp thu tối đa

    Việc bổ sung vitamin và khoáng chất đang trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thời điểm uống các vi chất này cũng quan trọng không kém liều lượng. Hấp thu đúng lúc sẽ giúp cơ thể tận dụng tối đa lợi ích từ mỗi viên uống, ngược lại nếu dùng sai thời điểm có thể gây lãng phí hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.