Bà bầu bị mèo cắn có sao không?

Mèo là loài vậy nuôi quen thuộc với nhiều gia đình, thế nên khi chơi đùa cùng chúng có thể sẽ bị mèo cắn. Vậy bị mèo cắn có sao không và ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Bị mèo cắn chảy máy có nguy hiểm không?

Khi bị mèo cào, cắn chảy máy rất có khả năng bị lây bệnh dại nếu bạn không xử lý kịp thời

Mèo là vật nuôi được nhiều người yêu thích, nhưng chúng cũng chứa khá nhiều vi khuẩn, virus gây hại đến sức khỏe con người. Bởi, răng của mèo rất sắc và nhọn. Khi chúng cắn bạn, về cơ bản các loại vi khuẩn, virút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn. Nhiễm trùng da, được gọi là viêm mô tế bào, có thể xảy ra nhanh chóng sau khi bị cắn.

Bên cạnh đó khi bị mèo cào, cắn, nhất là bị cắn chảy máu bạn có thể có nguy cơ bị bệnh uốn ván khi vết thương của bạn bị bẩn.

Đặc biệt, nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay còn khá chủ quan và thờ ơ với việc tiêm vắc xin phòng dại cho mèo. Vì thế, việc mèo bị nhiễm virus dại là điều khó tránh khỏi.

Bà bầu bị mèo cắn phải làm sao?

Bà bầu không nên để mèo cào, cắn chảy máu

Khi mang thai, mẹ bầu không thể tiêm phòng dại. Do đó, cách tốt nhất là không để mèo cào, cắn làm chảy máu. Bởi, khi bị cắn chảy máu, bà bầu có thể bị nhiễm dại, hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.

Vì vậy, khi bị mèo cào, cắn bà bầu cần vệ sinh vết thương cẩn thận bằng dung dịch sát khuẩn, đồng thời theo dõi sức khỏe của mèo trong 14 ngày.

Nếu mèo vẫn khỏe mạnh, bình thường trong vòng 14 ngày, mẹ bầu có thể yên tâm vì nguy cơ mắc bệnh dại bị loại trừ. Còn trong trường hợp, mèo bỏ đi hoặc bị bệnh, các mẹ cần đến bệnh viện để tham vấn ý kiến bác sĩ.

Khi bị mèo cắn nên làm gì?

Xử lý vết thương khi bị mèo cào, cắn tại nhà

Khi bị mèo cắn bạn nhớ đến gặp bác sĩ ngay trước 48 giờ để tăng hiệu quả phòng bệnh

Việc đầu tiên bạn cần làm là xử lý vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh. Dù bị chảy máu nhiều hay ít thì bạn vẫn cần xử lý vết thương bằng cách rửa dưới vòi nước xả mạnh trong 10 phút.

Sau đó, bạn sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương mèo cắn. Tiếp theo dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng lại, tuyệt đối không băng kín. Sơ cứu xong, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị thích hợp.

Tiêm phòng dại, uốn ván

Khi bị mèo cắn bạn cần phải rửa vết thương bằng cách xả dưới vòi nước để trôi bụi bẩn

Khi bị cắn chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ trước 48 giờ để việc xử trí và điều trị vết thương được đảm bảo. Nếu vết cắn nhẹ, xa nơi thần kinh trung ương thì có thể tiêm uốn ván và theo dõi con vật đã cắn.

Trong trường hợp, vết cắn ở vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai… bạn phải tiêm vắc xin phòng dại ngay, bất kể con mèo đó có bị dại hay không.

Hi vọng qua bài viết trên các mẹ bầu đã có thể trả lời được câu hỏi “Bị mèo cắn chảy máu có sao không?“. Nếu gia đình bạn nuôi mèo, hãy đảm bảo rằng chúng đã được tiêm phòng dại đầy đủ. Đối với phụ nữ đang mang thai, cách tốt nhất là nên hạn chế chơi đùa với mèo để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.