Thừa cân khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khỏe. Thậm chí có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng cho cả thai nhi trong bụng mẹ. Vậy bà bầu thừa cân phải làm sao? Cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết sau của Bau.vn nhé!
Bà bầu thừa cân phải làm sao?
Thừa cân là tình trạng chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là BMI nằm trong phạm vi khoảng 25 – 29,9. Còn đối với tình trạng béo phì là tình trạng ra khi chỉ số khổi cơ thể từ 30 trở lên. Tình trạng thừa cân ở mẹ bầu có thể gây ra nhiều rủi ro trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Nguy hiểm hơn, tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Mặc dù thừa cân trong thai kỳ có hể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không được tùy tiện cũng như tự ý uống thuốc giảm cân nếu không có sự chỉ định của các bác sĩ. Mẹ hãy đảm bảo rằng mọi thứ mẹ làm đều diễn ra theo sự hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ ăn kiêng hợp lý để đảm bảo đảm sức khỏe cho mình lẫn cho thai nhi.
Ảnh hưởng của thừa cân khi mang thai
Một trong những ảnh hưởng vô cùng của việc thừa cân khi mang thai là gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mẹ bầu khi thừa cân thường có tỷ lệ sảy thai cao hơn so với các mẹ khác. Hơn nữa, thai nhi cũng dễ mắc phải một số bệnh nguy hiểm như bị dị tật bẩm sinh, dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, bà bầu thừa cân khi mang thai có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe như:
1. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm, chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của người phụ nữ. Bên cạnh đó, các rối loạn liên quan đến cao huyết áp cũng sẽ xảy ra trong hoặc sau thai kỳ. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây là một số biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nguy cơ cao bị co giật và gây đột quỵ.
2. Tiểu đường trong thai kỳ
Bà bầu thường cân khi mang thai có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Tình trạng tiểu đường trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm, chúng có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ ở phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mắc phải tiểu đường thai kỳ còn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Nguy hiểm hơn là tình trạng bệnh này còn có thể di truyền từ mẹ sang con. Vì vậy khả năng em bé bị tiểu đường là vẫn có.
3. Ngưng thở khi ngủ
Mặc dù tình trạng ngưng thở khi ngủ là tình trạng xuất hiện trong một thời gian ngắn khi mẹ đang ngủ nhưng chúng có thể có liên quan đến vấn đề mẹ thừa cân khi mang thai. Tình trạng ngưng thở khi ngủ không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn gia tăng nguy cư cao mắc phải các tình trạng nguy hiểm khác như sản giật, tiền sản giật, các bệnh lý liên quan đến phổi và tim.
Cách xử trí khi bà bầu thừa cân khi mang thai
1. Bà bầu nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để ngừa tình trạng thừa cân
Một trong những phương pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thừa cân khi mang thai là nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai chỉ nên duy trì các bài tập vận động, thể dục vừa phải, nhẹ nhàng. Mẹ có thể tham khảo thêm một số ý kiến từ bác sĩ để lên kế hoạch luyện tập an toàn. Đi bộ với cường độ nhẹ là bài tập vô cùng thích hợp dành cho mẹ mang thai. Ngoài ra, bộ môn bơi lội cũng là một bài tập thích hợp cho mẹ đang mang thai.
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày thì việc bổ sung thức ăn hàng ngày cần phải hợp lý. Mẹ cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát cân nặng để không bị tăng cân quá nhiều.Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày. Lượng calo này tương đương với khoảng 1 nửa chiếc bánh sandwich và một cốc sữa tách béo.
3. Hỏi thêm ý kiến các bác sĩ
Khi phát hiện mình bị thừa cân, mẹ không nên tự ý xử trí mà cần gặp các bác sĩ để được chăm sóc đặc biệt. Khi đó, mẹ sẽ phải giám sát kỹ các chỉ số như chức năng gan, chức năng thận, đường huyết, huyết áp, trong suốt thời kỳ mang thai. Tốt nhất, mẹ nên để các bác sĩ sản khoa hoặc các bác sĩ dinh dưỡng theo dõi để các chỉ số này luôn nằm trong vùng an toàn để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi trong xuyên suốt thai kì.
Nguồn : bau.vn
Tags: Bà bầu thừa cân