Trong dân gian có lưu truyền câu nói rằng “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đúng theo quy luật đó. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ trả lời thắc mắc bé mấy tháng biết bò. Và làm thế nào để kích thích con bò nhiều hơn.
Bé mấy tháng biết bò, dấu hiệu bé sẵn sàng bò
1. Bé mấy tháng biết bò?
Bò là hành động bé sử dụng hai tay và đôi chân để di chuyển cơ thể về phía trước. Con biết bò là một cột mốc quan trọng mà các phụ huynh đều mong đợi.
Thông thường các bé sẽ biết bò từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Có một số bé biết bò sớm hơn mốc này. Một số bé khác biết bò muộn hơn. Cá biệt một số bé “trốn bò” tiến thẳng đến giai đoạn đứng, đi.
Đối với nhiều trẻ, giai đoạn bò không kéo dài, bởi khi cảm nhận được sự độc lập trẻ có thể bắt đầu đứng dậy và tập đi sớm hơn so với dự kiến.
2. Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng bò
– Bé ngồi vững mà không cần kê gối xung quanh hay tựa vào người mẹ
– Bé có thể chống tay và tì đầu gối xuống để đẩy người về phía trước và sau
– Hai tay bé đủ cứng cáp và khỏe để nâng được cơ thể mình
Lợi ích của việc bò đối với sự phát triển của trẻ
– Cơ bắp của trẻ được cứng cáp hơn. Đặc biệt là phần cơ cổ, vai, lưng, cánh tay và bụng.
– Khả năng thị lực của bé tốt hơn. Tại vì muốn bò được bé phải tập trung cả hai mắt vào một “điểm đến”
– Bé có khả năng suy nghĩ và phán đoán độc lập, bớt lệ thuộc vào người khác hơn
– Bò là tiền đề để sau này có đi nhanh và dễ dàng hơn. Nếu bé gặp khó khăn khi bò sẽ kéo theo cả việc đi sẽ không dễ dàng.
Mẹ cần làm gì để kích thích trẻ bò?
Để có thể bò được thì việc tập luyện bài tập bụng là rất cần thiết. Mẹ hãy đặt món đồ chơi yêu thích của bé hoặc một đồ vật có màu sắc thu hút khi bé nằm sấp. Điều này sẽ kích thích bé tìm cách trườn về phía trước để với lấy món đồ đó. Tập đi tập lại bài tập này thường xuyên sẽ giúp bé yêu nhanh chóng bò được.
Mẹ cần làm gì để trẻ bò an toàn?
Đầu tiên hãy cho phép con được bò bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu khi con muốn. Nhưng phải đảm bảo môi trường đó phải thật an toàn.
– Hãy bịt góc của các đồ vật có góc nhọn như bàn, ghế
– Cố định lại tivi, giá sách, tủ giày cho chắc chắn
– Vặn chặn cánh cửa tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng. Nên dùng khóa chống trẻ em sẽ tốt hơn
– Cất gọn hóa chất tẩy rửa độc hại, thuốc diệt côn trùng vào nơi bé không thể tìm thấy
– Gỡ và cất đồ chơi gắn trên thành cũi vì bé có thể bị ngã khi với lấy chúng
– Không cho bé mặc quần áo có dây lằng nhằng vướng víu. Chúng có thể khiến bé mắc kẹt lại một chỗ trong lúc bò
– Không để phích nước nóng, thức ăn vừa chế biến cạnh chỗ bé vui chơi
– Khi nấu ăn, đặc biệt khi dùng chảo hãy nhớ quay tay cầm của chảo về phía trong tường tránh việc bé với lên làm đổ thức ăn gây bỏng cho bản thân
– Mua thanh chắn để chặn ban công, cầu thang…
– Cất thùng rác vào tủ bếp để bé không lấy ra và nghịch
– Dùng khăn trải bàn gọn gàng chỉ che phần mặt bàn. Hoặc bỏ luôn khăn trải bàn khi bé đã biết bò vì bé tò mò kéo khăn làm đổ vỡ những thứ có trên bàn
Em bé “trốn bò” có sao không?
Làm cha mẹ ai cũng thấy vui mừng và tự hào khi con mình cán đích một mốc phát triển nào đó. Ví dụ biết lẫy, biết trườn, biết bò, biết đi. Tuy nhiên nếu bé biết làm chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Một số bé thậm chí còn bỏ qua một hình thức nào đó thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Nếu bé không làm gì đó mà nhảy cóc đến giai đoạn tiếp theo thì không phải bận tâm gì cả. Nhưng nếu như con không thể di chuyển chân tay nhịp nhàng. Con không di chuyển được cơ thể ra trước về sau. Bố mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm vì có thể bé bị yếu cơ. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh hậu quả xấu.
Sau khi bé đã làm quen với việc bò, cột mốc tiếp theo là khả năng vận động hoàn toàn hay còn gọi là giai đoạn tập đi. Để đạt được điều này, trẻ sẽ bắt đầu cố gắng vượt qua mọi thức trong tầm ta. Khi có cảm giác thăng bằng trên đôi chân, trẻ sẽ tự đứng và di chuyển, mặc dù phải dựa vào bàn, ghế, tường… Sau khi đứng cứng chân, cảm thấy cơ thể tự cân bằng được trẻ có thể đi bộ và chạy nhảy.
Do đó, tập bò là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu khả năng di chuyển và khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ hãy tạo điều kiện an toàn và chế độ dinh dưỡng đảm bảo để trẻ có thể thuận lợi phát triển nhé.
Hi vọng bài viết trên đã giúp ích phần nào cho các mẹ. Những mẹ đang băn khoăn về việc bé mấy tháng biết bò và nếu bé không bò có sao không. Mọi người hoàn toàn yên tâm và kiên nhẫn theo dõi con để có những xử trí đứng đắn, kịp thời.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/be-may-thang-biet-bo-neu-be-khong-bo-co-sao-khong-a198000.html