Bí kíp cai nghiện điện thoại, tivi khi trẻ nghỉ hè

Làm sao để con trẻ cai điện thoại, tivi là câu hỏi bất đắc dĩ của rất nhiều bậc phụ huynh. Những mẹo dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết vấn đề này.

Kỳ nghỉ hè ở nhà các bậc phụ huynh luôn đau đầu tìm cách cai điện thoại cho các con. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát, các khu vui chơi bị hạn chế. Điều này càng khiến các bé “nghiện” điện thoại và tivi nhiều hơn.

Nghiệm điện thoại nguy hiểm như thế nào?

Nghiện điện thoại nghĩa là luôn luôn sử dụng điện thoại thông minh mọi lúc mọi nơi, không lúc nào dời được khỏi màn hình. Nếu không có, sẽ cảm thấy khó chịu, buồn chân tay. Nhiều gia đình ghi nhận các bé sau khi tắt máy tính, điện thoại thì khóc, không ăn và mè nhau đòi bật điện thoại.

Việc con nghiện điện thoại sẽ ảnh hưởng đến mắt của trẻ, không kiểm soát được những nội dung bé tiếp nhận trên điện thoại…

Các em bé khi chỉ ngồi xem điện thoại, tivi không vận động rât dễ xảy ra tình trạng béo phì, khó vận động và gây ra những ảnh hưởng thể chất về sau.

Các biện pháp giúp trẻ cai điện thoại

1. Cai điện thoại bằng cách cha mẹ làm gương cho trẻ

Muốn con làm cai nghiện điện thoại, trước tiên cha mẹ hãy làm gương. Con trẻ luôn có thói quen bắt chước theo người lớn. Nếu bạn lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại sẽ khiến con học theo.

Chính vì thế, khi ở nhà bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại nhất có thể, dành thời gian để chơi cùng bé không cảm thấy buồn chán.

Khi đi làm về, bạn có thể rủ con cùng vào bếp, cùng dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện; hỏi han con về các hoạt động trong ngày của con. Mỗi ngày, các bố mẹ cũng có thể nghĩ ra các trò chơi, hoạt động để tạo sự hứng thú cho trẻ ví dụ: cùng con vẽ một bức tranh, xếp hình, cắt dán lọ hoa, đọc truyện, tô màu…Điều này không chỉ tăng thêm sự gắn kết gia đình, mà các trò chơi trên còn kích thích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của bé. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ không còn thời gian “rảnh” mà nghĩ đến việc sử dụng điện thoại.

2. Không dùng bạo lực

Khi bạn dùng bạo lực với con làm gương cho những đứa trẻ khác thì điều này vô nghĩa; thậm chí là phản tác dụng. Những đứa trẻ này thường chán học và rất bướng; càng đánh sẽ càng không nghe lời. Hãy nên kiên nhẫn ngồi xuống với trẻ và tìm hiểu nguyên nhân.

3. Đưa ra các hình thức kỷ luật

Ngoài việc quy định thời gian trẻ được xem điện thoại trong một ngày, cha mẹ cũng nên đưa ra hình phạt khi con mắc lỗi bằng cách hạn chế hoặc không được xem điện thoại. Ví dụ, con chơi xong không dọn đồ chơi thì bị phạt không được xem điện thoại, không chào hỏi người lớn, bị cấm xem điện thoại trong 3 giờ… Bằng cách này, cha mẹ sẽ từ từ cách ly điện thoại khỏi trẻ.

4. Muốn trẻ cai điện thoại hãy đưa ra lựa chọn

Nhiều phụ huynh quen dùng các biện pháp “thô cứng” như quát mắng; giằng lấy thiết bị khi con trẻ quá ham mê và không chịu “rời mắt” khỏi điện thoại, máy tính. Tuy nhiên phương pháp này khiến chúng nảy sinh tư tưởng “chống đối”; tệ hơn là có thể tìm cách để qua mặt bạn.

Hãy luôn cố gắng ở cùng “chiến tuyến” với con. Chẳng hạn nếu không muốn chúng xem TV quá lâu, hãy đưa ra những gợi ý khác như chơi đồ chơi, chơi thể thao, đi siêu thị, đi mua đồ chơi, đi câu cá,… để trẻ tìm thấy niềm vui khác thay thế.

 

 

 

Nguồn : bau.vn